Máy chơi game Famicom
Nhiều bạn trẻ hẳn còn nhớ Donkey Kong, Super Mario Bros hay Huyền thoại Zelda của Nintendo trên máy "điện tử bốn nút", hay còn gọi là máy NES "một thời mê mẩn".

Tuy vậy, ít người biết NES được xây dựng dựa trên Family Computer của Nintendo, còn được biết đến với cái tên Famicom phát hành ở Nhật 25 năm trước. Được bán lẻ với giá 14.800 yên Nhật (khoảng 63,54 USD vào năm 1983), Famicom đã thống trị thị trường Nhật trong suốt hai thập kỷ và bán được 61,9 triệu bộ trên toàn thế giới.

Hãy tìm hiểu xem nguyên bản Famicom năm 1983 với tay cầm, băng và đĩa đĩa độc đáo chưa từng được phát hành bên ngoài nước Nhật có gì khác với NES?

Famicom được thiết kế bởi 2 nhóm nghiên cứu và phát triển của Nintendo, dẫn dắt bởi Masayuki Uemura. Bộ trò chơi trông khá đơn giản và dễ điều khiển. Có thể thấy 3 nút điều khiển trên thân máy: nút khởi động, nút cài đặt lại và cần gạt ở giữa để tháo băng. Còn có cả nắp đậy cho khe cắm băng khi không sử dụng. 

Mặt trước của máy là cổng phụ 15 chân, có thể cắm nối các thiết bị ngoại vi như súng bắn, vô-lăng, cần điều khiển và micro.

Để tránh thất bại của người tiền nhiệm, Nintendo Entertaiment System (NES) ra đời năm 1985được miêu tả là entertainment system (phưong tiện giải trí), thay vì máy chơi game.  Ngược lại, Famicom rõ ràng là được thiết kế với mục đích dành cho trẻ em.

"Băng" trò chơi

Băng của Famicom thường được làm bằng hai miếng nhựa có gờ gắn với nhau mà không cần vít. Bên trong là bảng mạch với các bộ nhớ đọc tách rời nhau chứa các vi mạch bằng silicon lưu trữ dữ liệu về trò chơi và được phủ một lớp chất hóa học để bảo vệ.

Không giống như NES, băng của Famicom không có một chuẩn mực thiết kế nào. Các nhà sản xuất game khác nhau tự tạo ra băng của riêng họ. Thậm chí có kiểu băng còn có đèn phát sáng mỗi khi sử dụng.

Game Pad đầu tiên

Famicom là máy chơi game đầu tiên sử dụng tay cầm điều khiển giúp người chơi  sử dụng đầu ngón tay cái để điều khiển nhanh và chính xác. Thiết kế này tồn tại cho đến tận ngày nay!

Trên ảnh, có thể thấy tay phụ (II) thiếu nút start và select nhưng lại có micro.

Bên trong tay phụ

Tháo rời tay cầm thứ 2, có thể thấy bảng mạch chính và hai mảnh nhựa của vỏ tay cầm. Mặt trên là các nút bằng nhựa cứng đặt trên các phím bằng cao su với các miếng đệm dẫn điện. Khi người chơi nhấn nút, nó sẽ tác động lên phím cao su và miếng đệm dẫn sẽ có chức năng đóng mạch với bảng mạch màu xanh, thông báo "nút đã được nhấn".

Khi chơi, micro sẽ phát trực tiếp bất kỳ âm thanh lên loa của  TV. Trò chơi Huyền thoại Zelda đã tận dụng tính năng này một cách rất độc đáo: nó cho phép người chơi hét vào micro để giết một số loài quái vật nhất định. Dải màu bạc bên trái của micro là một phần của bộ phận chỉnh âm thanh, nơi điều khiển âm thanh của micro qua loa TV.

Mặt sau

Từ trái qua phải là cổng adapter AC, nút chuyển TV/Game (để tắt kết nối với màn hình khi game vẫn tiếp tục chạy), nút chuyển kênh (để chọn chương trình TV nào mà game sẽ hiện lên), và cổng ra audio/video RF. Và hai đầu có 2 dây nối đen, chính là của hai tay cầm điều khiển.

Thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả

Thiết kế bên trong của Famicom khá đơn giản. Một bảng chứa mạch điều chỉnh cho hình ảnh ra ở màn hình TV, và mạch cung cấp điện. Còn bảng điều khiển chính phía dưới chứa “bộ não điện tử” của Famicom. Gần giữa là miếng nhựa hình chữ U liên kết với một đường cong tạo thành một phần của bộ phận dùng để tháo băng. Phía dưới là nút cài đặt lại (trái) và nút khởi động (phải), được kết nối với bảng cấp điện qua hai sợi dây dài màu đỏ và trắng.  

Bo mạch chính 

Đây là bảng mạch điều khiển quan trọng nhất của máy. Một cổng nối lớn màu xanh 60 chân trên cùng của bảng điều khiển sẽ kết nối với băng và truyền vào hệ thống. CPU được biến đổi từ bộ vi xử lý 8 bit MOS 6502 chạy với tốc độ 1,79MHz.

Hai cổng màu đen ở phía trước để kết nối với máy điều khiển cầm tay.

Đĩa trò chơi của Famicom

Được tung ra thị trường vào ngày 21 tháng 2 năm 1986, Famicom Disk System (đĩa trò chơi của Famicom - FDS) là nỗ lực đáng kể đầu tiên của Nintendo nhằm xóa bỏ hạn chế của phần cứng Famicom và kéo dài tuổi thọ cho máy điện tử đã lỗi thời của họ.

 

Trước khi có đĩa trò chơi, một băng trò chơi lớn nhất chỉ chứa được 48kb dữ liệu và chip chứa được dung lượng lớn hơn đắt khủng khiếp. FDS có thể chứa tới 128K cho mỗi đĩa. Sau này, khi giá bộ nhớ đọc rớt xuống thấp và việc sao chép đĩa diễn ra quá phổ biến, thì FDS mất dần giá trị, mặc dù Nintendo đã được hỗ trợ đến năm 2003.

Một đĩa trò chơi của Nintendo có 2 mặt (mỗi mặt 64K), là đĩa mềm 2,8 inch. Nó thiếu lớp bảo vệ, do đó có thể gây ra một số sự cố khi đầu đọc có từ tính bị dính bẩn hoặc bị vô ý chạm vào.

Chức năng lưu trữ của đĩa FDS cho phép người chơi lưu lại quá trình chơi

Bên trong khung ổ đĩa

Nhấc phần trên của đầu đọc đĩa sẽ thấy bộ phận lắp pin. Bộ phận này chứa 6 cục pin C, và có thể lắp pin qua một lỗ trên thân máy. Cũng có thể sử dụng điện qua adapter AC, nhưng Nintendo tích hợp cả pin để dùng trong trường hợp thiếu ổ cắm điện.

Phía dưới bộ phận lắp pin là đầu đọc đĩa

Các thành phần ổ đĩa

Trên ảnh là bảng cung cấp điện và thiết bị đọc đĩa được tháo rời từ đầu đọc đĩa.

 

Kiểu đĩa đặc trưng của Nintendo được dựa trên thiết kế của một loại đĩa mềm tên là “Quick Disk”, nhưng nhỏ hơn, đã từng được dùng cho một loại nhạc cụ điện tử từ thập niên 80. Mitsumi đã sản xuất đầu đọc đĩa FDS cho Nintendo, như ảnh dưới đây.

Famicom đã trở thành huyền thoại. Ảnh hưởng của hệ máy này lên thiết kế của toàn bộ ngành kinh doanh, sản xuất trò chơi điện tử là rất lớn. Nhưng điều lớn nhất mà Famicom đã làm được là mang lại niềm vui cho hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới.

Hãy cùng chúc mừng sinh nhật lần thứ 25 của Family Computer!

Theo Dân trí/PCworld



Bình luận

  • TTCN (0)