Gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng các dữ liệu phân tích về tầng khí quyển được thu thập từ các vệ tinh để nâng cao sự hiểu biết của của chúng ta về tình trạng ô nhiễm không khí. Họ tìm thấy 7 nguồn khí thải trong cả hai môi trường thành thị lẫn nông thôn và từ đó rút ra dự đoán chính xác về những ảnh hưởng sức khỏe gây ra bởi các chất ô nhiễm dạng hạt có trong không khí.

Đóng góp chính cho việc ô nhiễm tầng ozone là các hạt mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5μm và sự ô nhiễm này có khả năng gây ra một số bệnh ở con người. Một số nghiên cứu trước đây phát hiện ra vấn đề tương tự ở một số khu vực cụ thể trên thế giới. Tuy nhiên, tiêu chuẩn giám sát chất lượng không khí và thành phần hạt vật chất gây ô nhiễm không giống nhau giữa các nước khiến việc đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn thế giới gặp nhiều khó khăn.

Ai sẽ bị ảnh hưởng?

Thật khó để xác định một cách chính xác ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân như thế nào. Các hướng dẫn về tiêu chuẩn không khí (bao gồm cả chính sách điều tiết ở mỗi quốc gia) của Tổ chức y tế thế giới thường dựa vào phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với một khối lượng hạt xác định. Nhưng phương pháp đo lường này không tính đến sự khác biệt về độc tính căn cứ vào tính chất hóa học của các hạt (Các nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy thành phần hóa học của các chất ô nhiễm có ảnh hưởng đến độc tính của chúng). Kết quả là phương pháp này khó đánh giá tác động tổng thể của không khí ô nhiễm lên tỉ lệ tử vong ở con người.

Các nhà nghiên cứu hiện tại đang rất quan tâm đến độc tính nâng cao của các hạt có chứa chất cacbon. Họ đã thử nghiệm trong môi trường mà các hạt cacbon gấp 5 lần các hạt vô cơ gây hại khác. Qua đó, người ta thấy rằng tất cả các hạt vật chất bất chấp tính chất hóa học đều tác động đến sức sức khỏe của con người ở các mức độ khác nhau và hạt cacbon có độc tố cao hơn rất nhiều so với các loại hạt khác.

Các nhà khoa học ước tính rằng các hạt ô nhiễm giết chết 3,15 triệu người trong năm 2010, đặc biệt, chúng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như nhồi máu cơ tim, tim mạch… Phân tích tử vong liên quan đến tầng ozone tiết lộ có đến 3,5 triệu người chết trong năm 2010 liên quan đến nguyên nhân này. Công thêm 3,54 triệu người chết mỗi năm do ảnh hưởng của các khí gây hiệu ứng nhà kính do việc sử dụng than làm khí đốt, số người chết do ô nhiễm không khí là một con số không hề nhỏ.

Các nhà khoa học hiện tại đã có thể phân tích các mẫu để xác định các khu vực ô nhiễm nhiều trên trái đất. Không có gì ngạc nhiên khi các điểm nóng ô nhiễm thường tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ở Trung Quốc, ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cao hơn cả tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông hoặc HIV. Ấn Độ là nước có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí vào loại cao nhất thế giới (0,65 triệu người/năm), trong khi đó, xếp sau Ấn Độ là khu vực Đông Nam Á.

Cái gì đã giết chết họ?

Tiếp theo, các nhà khoa học phân tích từ các nguồn (trong 7 nguồn mà họ phát hiện) gồm năng lượng dân dụng và thương mại, nông nghiệp, sản xuất điện, công nghiệp, đốt sinh khối, giao thông, và các nguồn tự nhiên. Kết quả, họ phát hiện có sự thay đổi các nguồn gây ô nhiễm tùy theo từng khu vực địa lí cụ thể.

Năng lượng dân dụng và thương mại đề cập đến một nguồn năng lượng nhỏ được sử dụng để sưởi ấm và nấu ăn, xử lí chất thải, chạy các máy phát, chúng chịu trách nhiệm cho một phần ba số ca tử vong trên toàn cầu do ô nhiễm không khí. Ở Châu Á, năng lượng dân dụng và thương mại đóng góp lớn nhất vào tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí.

Không khí ô nhiễm có liên quan rất nhiều đến bệnh tim, nếu không khí ô nhiễm gấp 5 lần, tỉ lệ chết do bệnh tim sẽ tăng lên từ 31 đến 59%. Sản xuất nông nghiệp chịu trách nhiệm cho một phần năm các ca tử vong, chúng ta có lẽ phải giật mình vì các nhà khoa học chứng minh rằng các thực phẩm mà chúng ta ăn ngày càng trở nên độc hại hơn. Nông nghiệp là một trong những nguyên nhân hàng đầu góp phần vào tỉ lệ tử vong ở châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kì, Hàn Quốc, Nhật Bản và miền Đông nước Mỹ.

Vậy chính xác những gì của nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường? Đó là khí amoniac từ phân bón, vật nuôi. Amoniac giải phóng vào khí quyển có thể gây ra một số phản ứng hóa học có thể làm ảnh hưởng đến môi trường.

Một yếu tố thường bị con người bỏ qua đó là bụi bẩn tự nhiên. Nguồn bụi bẩn tự nhiên đang ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong ở Bắc Phi và Trung Đông. Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm không khí hàng đầu ở Trung Quốc. Nếu giả định các hạt có một giá trị độc tính như nhau thì các nguồn tự nhiên chịu trách nhiệm đến một phần sáu tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí. Nếu giả định độc tính giữa các hạt là khác nhau (các hạt cacbon có độc tính cao hơn) thì các nguồn tự nhiên chịu trách nhiệm một phần mười tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí, nhiều hơn những gì chúng ta thường tưởng tượng.

Các nguồn xếp thứ ba đóng góp vào nguyên nhân chết sớm của con người là khí thải từ việc đốt nguyên liệu hóa thạch của các nhà máy. Những thực vật giải phóng các hóa chất độc hại như SO2 và Nox. Khí thải từ các nhà máy điện ảnh hưởng nhiều nhất đến Mỹ, Nga, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kì..

Các yếu tố khác đóng góp ít hơn 10% nguyên nhân gây tử vong do ô nhiễm không khí toàn cầu. Trong khi ngành công nghiệp (các phân tích đã tìm hiểu khá kĩ các số liệu) chỉ chiếm 7% tỉ lệ tử vong trên toàn thế giới, tỉ lệ này cao hơn ở các nước phương Tây (gấp đôi mức trung bình của thế giới). Trong nghiên cứu này, ngành công nghiệp tập trung vào các hoạt động sản xuất sắt thép, hóa chất, giấy và bột giấy, thực phẩm, dung môi và một số ngành khác, cộng với các nhà máy lọc dầu và sản xuất nhiên liệu.

Ở Mỹ, chúng ta nghe nói nhiều về việc khí thải ô tô gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, tính toàn cầu, giao thông chỉ chiếm 5% nguyên nhân gây tử vong do ô nhiễm không khí.

Đốt sinh khối cũng cung cấp 5% nguyên nhân tử vong ở con người. Đó là nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu vực của Canada, Siberia, châu Phi, Nam Mỹ, và Úc. Ảnh hưởng cho sức khỏe của hoạt động này chưa rõ ràng bằng các nguyên nhân khác.

Tương lai

Các nhà khoa học đã xây dựng một mô hình để tự đoán tỉ lệ tử vong trong tương lai. Mô hình này dự đoán tỉ lệ tử vong sớm ở châu Âu và châu Mỹ chủ yếu tập trung ở các thành phố. Khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương sẽ có khoảng 6,6 triệu người chết sớm hàng năm. Tỉ lệ tử vong nói chung do ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục cao nhất tại khu vực Châu Á, chiếm 75% tỉ lệ toàn cầu.

Bằng cách đưa ra giả thuyết về sự khác biệt độc tính của các hạt, nghiên cứu này giúp chúng ta có một cái nhìn chi tiết hơn về ô nhiễm không khí. Nó có thể giúp chúng ta có những tác động để làm giảm tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí trong tương lai.

Theo Genk.




Bình luận

  • TTCN (0)