Không ngạc nhiên khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS sử dụng Telegram như là nền tảng chính để liên lạc và truyền tải thông điệp trên mạng trong các chiến dịch khủng bố. Đây là ứng dụng nhắn tin trực tuyến được xem an toàn nhất thế giới với 2 tẩng mã hoá, lại có tính năng "chat bảo mật" cho phép tự huỷ nội dung.
Tuy nhiên, Telegram không phải công cụ duy nhất tổ chức khủng bố này sử dụng để ẩn mình trên thế giới mạng.
Học viên quân sự West Point vừa thu thập được tài liệu hơn 20 trang, trong đó ghi hướng dẫn các thành viên của IS cách sử dụng dịch vụ và phần mềm trên Internet đê tránh bị theo dõi.
Theo đó, các phần tử cực đoạn được yêu cầu sử dụng mạng ẩn danh Tor để duyệt web, dùng hệ điều hành Tails và các dịch vụ nhắn tin như Telegram, Firechat và cả iMessage của Apple. Họ cũng được yêu cầu sử dụng những chiếc điện thoại siêu bảo mật như BlackPhone và tránh xa các dịch vụ Internet yêu cầu thông tin về vị trí người dùng như Facebook hay Dropbox.
Việc tài liệu hướng dân của IS lộ diện mang đến một vài câu hỏi chưa có lời đáp. Chẳng hạn, nó không hề nhắc đến nền tảng Play Station (hoặc thiết bị chơi game tay cầm nào khác) để liên lạc, giống như cáo buộc của các nước phương Tây trong vụ khủng bố Paris hôm 13/11. Bản thân nước Mỹ cũng coi WhatsApp là một mối nguy về bảo mật nhưng IS lại khuyến cáo thành viên của họ không sử dụng nền tảng này.
Những công cụ IS sử dụng trên mạng không quá xa lạ. Đây cũng là công cụ được nhiều tổ chức hoạt động tự do sử dụng - những tổ chức không muốn chịu sự giám sát của chính phủ các nước.
Tất nhiên, giữa lí thuyết và thực tế vẫn còn một khoản cách. Chẳng hạn, những kẻ khủng bố Paris không sử dụng bất cứ công cụ liên lạc mã hoá nào, thay vào đó là tin nhắn SMS. Bên cạnh đó, các phần tử này cũng phạm phải sai lầm kinh điển là quăng một chiếc điện thoại còn hoạt động vào thùng rác.
Theo Zing.
Bình luận