Đa số các trang web hiện được mã hoá để giúp người dùng truy cập an toàn.

Đó là những người đang sử dụng những chiếc smartphone ra đời từ 5 năm trở về trước hay máy tính chạy hệ điều hành cũ như Windows XP. Đây không phải vấn đề to tát ở các thành phố lớn như New York - nơi những chiếc điện thoại được sản xuất từ nửa thập kỉ trước đã bị coi là thiết bị cổ. Thế nhưng theo khảo sát mới của Facebook và CloudFare, vẫn có khoảng 7% người dùng Internet sử dụng những thiết bị như thế để truy cập vào các trang web nổi tiếng nhất thế giới.

Hiện nay, đa số website đã được mã hoá. Khi nhìn thấy trang web bắt đầu với chữ https và biểu tượng khoá màu xanh hoặc vàng, người dùng có thể yên tâm rằng đó là trang web thật chứ không phải do hacker giả mạo, lập ra để lừa người sử dụng.

Vấn đề là, phiên bản mã hoá hiện tại, được gọi là SHA-1, không còn an toàn trước những hình thức tấn công hiện đại và nó có nguy cơ bị hacker phá vỡ ngay cuối năm nay. Do đó CA/Browser Forum - tổ chức chịu trách nhiệm đưa ra chính sách về mã hoá - tuyên bố từ 1/1/2016, họ sẽ không phát hành thuật giải SHA-1 nữa mà chuyển sang SHA-2. Có nghĩa, những người dùng điện thoại hoặc máy tính quá cũ sẽ không thể truy cập Internet do trình duyệt không tương thích chuẩn mới.

Theo CloudFare, những nước bị tác động nhiều nhất là Trung Quốc (6% người dùng Internet, Ai Cập (4,8% người dùng)... Tổng cộng, có khoảng 37 triệu người bị ảnh hưởng.

Khi người dùng ở các quốc gia phát triển đổi sang điện thoại mới, rất nhiều những thiết bị cũ được tân trang và bán với giá rẻ tại các nước nghèo. "Đáng tiếc, chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm thêm 2 tỉ người dùng Internet và rất nhiều trong số họ sẽ truy cập mạng bằng những chiếc điện thoại Android cũ. Đây là câu chuyện về mã hoá cùng những rắc rối khi bạn vừa phải hướng đến tương lai vừa phải hỗ trợ quá khứ", Matthew Prince, CEO CloudFlare, nói. "Hãy nhớ, Internet không chỉ dành cho những người đang sở hữu laptop đời mới và iPhone 6s".

"Chúng tôi không cho rằng việc ngăn hàng triệu người truy cập Internet mã hoá là đúng đắn chỉ vì họ sử dụng những thiết bị không tương thích SHA-2. Đa số những thiết bị này có mặt ở các nước đang phát triển, nơi họ mới bắt đầu tiếp xúc Internet. Chúng ta cần đầu tư tìm kiếm giải pháp cho những người này, thay vì càng làm cho việc truy cập Internet an toàn trở nên khó khăn hơn", chuyên gia bảo mật Alex Stamos của Facebook, nhấn mạnh.

Theo VnExpress.




Bình luận

  • TTCN (0)