Dữ liệu của Google cho thấy Trump chiếm tới 55% lượng tìm kiếm từ ngày 6/11 đến ngày bầu cử hôm thứ 3 vừa rồi (8/11) và thậm chí trong suốt cả tuần lễ cuối trong chiến dịch tranh cử thì người ta vẫn tiếp tục tìm kiếm thông tin về ông.

Chẳng hạn như những dữ liệu từ ngày 6/11 – 8/11 cho thấy Trump đã chiến thăng trên trận chiến tìm kiếm Google tại các bang chủ chốt như Pennsylvania nơi mọi cuộc khảo sát đều cho rằng bà Clinton sẽ chiến thắng. Trump cũng là cái tên được tìm kiếm nhiều hơn tại các bang như Florida, Michigan và North Carolina.

Các chuyên gia đang cân nhắc xem giá trị của các thông tin tìm kiếm có cung cấp được đầu mối lí giải cho chiến thắng đầy bất ngờ của ông hay không. “Với tất cả lượng tìm kiếm trên Google, mọi người hiển nhiên có lí do để tìm kiếm về ông ta. Họ muốn biết về ông ấy trước khi đến các điểm bầu cử”, chuyên gia mạng xã hội kiêm Chủ tịch của JRM Comm, Jason Millica trả lời FoxNews.com. “Bất cứ chiến dịch chính trị nào, đặc biệt là khi nó càng lớn thì lại càng cần xem xét kĩ mọi người đang tìm kiếm điều gì và họ tìm kiếm ở đâu”.

Ảnh
Biểu đồ lượng tìm kiếm về Donald Trump trên Google từ ngày 6 - 8/11

Quản lí chiến dịch của Trump, Kellyanne Conway trong bài phỏng vấn với “Foxs & Friends” cho rằng hiện tượng “người bỏ phiếu bí mật cho Trump” chính là yếu tố tạo ra chiến thắng bất ngờ của ông. Conway mô tả một số người "ít nhưng mạnh" vốn không tiết lộ kế hoạch bỏ phiếu của mình ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã tạo nên chiến thắng của ứng cử viên này cũng giống như những “người bỏ phiếu xấu hổ” đã bỏ phiếu cho Anh tách khỏi EU.

Cuộc bầu cử ngày hôm qua đã khiến Twitter dậy sóng và tạo nên 75 triệu dòng tweet trên cả thế giới với hastag #Election2016 kể từ lúc 3 giờ sáng (giờ miền Đông) hôm thứ 4 vừa rồi khi Trump tuyên bố thắng cuộc.

Dòng Tweet đầu tiên của ông Trump sau khi được lựa chọn làm Tổng thống lúc 6 giờ 36 phút sáng (giờ miền Đông nước Mỹ) đã thu hút được 154.000 lần retweet và hơn 377.000 lượt thích.

Vị tỉ phú này đã tận dụng tối đa Twitter để là công cụ truyền thông trong lần tranh cử và đã tạo nên những tác động rất lớn góp phần mở đường cho ông vào Nhà Trắng, theo en Kaplan, CEO của hãng PR Hacker. “Những dòng tweet và bình luận mang tính tranh cãi xuất hiện thường xuyên đã giúp ông Trump mạnh hơn bởi chúng xuất hiện nhiều hơn trên các bản tin và khiến các cử tri nhớ rằng ông là người được bầu cử”, vị CEO này giải thích trong email gửi cho FoxNews.com. Chính vì tạo ra được những cảm xúc cho người bầu cử như bực bội, lo lắng nhiều hơn Hillary cũng như trả nhiều tiền cho quảng cáo để xuất hiện dày đặc trên TV đã khiến các cử tri đi bầu cho ông này.

Theo ICTnews.




Bình luận

  • TTCN (0)