Lần cuối cùng bạn cầm trên tay một chiếc smartphone và nghĩ rằng "Wow, nó sở hữu những tính năng thật sáng tạo" là khi nào?
Vài năm trở lại đây, các nhà sản xuất di động có vẻ tạm ngừng sáng tạo với những thiết kế mang tính đột phá.
Sharp từng giới thiệu chiếc smartphone không viền. Đáng tiếc, không nhiều người sở hữu sản phẩm này do nó không được bày bán ngoài lãnh thổ Hàn Quốc.
Thời gian qua, giới công nghệ phát sốt vì sự xuất hiện của smartphone không viền Xiaomi Mi Mix. Tuy nhiên, nhiều người than phiền model này quá mỏng manh và dễ vỡ. Sáng tạo có nghĩa lí gì khi sản phẩm không còn giữ được độ bền?
Theo Guiding Tech, các công ty không còn muốn sáng tạo về thiết kế do nhu cầu người dùng không còn mặn mà nữa.
Nhiều tính năng độc đáo từng được các hãng di động trang bị cho sản phẩm của mình: tự làm lành vết xước, màn hình cong, quét mống mắt, bảo mật vân tay...tất cả cũng chỉ để làm quảng cáo khi người dùng vẫn sử dụng mã PIN.
Xét về lợi nhuận, iPhone vẫn là sản phẩm đạt được thành công lớn nhất từ trước đến nay. Apple không thử nghiệm quá nhiều thiết kế kì lạ nào, và họ chỉ tung ra sản phẩm khi đã chắc chắn về nó.
Ngay cả trên độ phân giải màn hình, Apple cũng không có quá nhiều nâng cấp so với các hãng khác. Tuy nhiên, tổng thể của từng thế hệ iPhone sau lại tốt hơn thế hệ trước.
Trong khi đó, các nhà sản xuất Android lại cố gắng mang đến cho người dùng sản phẩm với hàng loạt thiết kế mới. Tuy nhiên, ngoại trừ Galaxy Note với chiếc bút S Pen, không nhiều sản phẩm tạo được hiệu ứng lớn trên thị trường. Với người dùng, rất nhiều chức năng trên smartphone hiện nay không thực sự hữu dụng. Chính điều này đẩy các hãng sản xuất hướng sự tập trung vào công nghệ camera.
HTC từng mang ra mặt trước smartphone của họ 2 camera, và giờ Huawei cũng có ý tưởng tương tự. Người ta đã nhìn thấy nhiều công nghệ camera mới như auto focus, đa ống kính, slow motion, chụp xóa phông, tăng chất lượng ảnh chân dung...
Tất nhiên, để có được camera tốt, thiết bị phải được trang bị vi xử lí hoặc phần cứng tương thích. Để quay video 4K, sản phẩm phải sở hữu chip cao cấp, cũng như một thiết bị có bộ xử lí thấp không thể có công nghệ lấy nét theo pha (PDAF). Đó là điều làm nên sự khác biệt của smartphone Android.
Ngày nay, bạn có thể thấy 2 chiếc smartphone cùng thông số kĩ thuật nhưng lại có giá rất khác nhau. Guiding Tech cho biết, họ đã cầm trên tay 2 sản phẩm với giá 350 USD và 649 USD tại Mỹ, cả 2 đều chạy chip Snapdragon tốt nhất vào thời điểm bấy giờ, nhưng yếu tố tạo nên sự cách biệt về giá cả chính là camera của máy.
Đầu tư cho mảng camera được xem như chiến lược của các hãng di động ngày nay. Ít chi phí đầu tư lại thu hút được người dùng, vốn đang có xu hướng từ bỏ dòng máy ảnh truyền thống chuyển sang chụp hình bằng smartphone. Điều này vô hình trung, khiến cuộc chiến giữa các ông lớn di động ngày nay trở thành cuộc chiến camera.
Theo Zing.
Bình luận