Lạm phát phi mã, giá iPhone tại Venezuela đã lên tới 2,24 tỉ đồng/chiếc.

Nhằm phục vụ mùa mua sắm cuối năm, đặc biệt là dịp Giáng sinh tới đây, Linio – nền tảng thương mại trực tuyến lớn nhất Mỹ - Latinh đã đưa ra bảng giá thống kê với nhiều đồ thiết bị điện tử thông dụng tại 72 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Các sản phẩm điện tử được so sánh khá đa dạng, từ điện thoại, laptop tới máy tính bảng, smart TV, game console, đồng hồ thông minh và nhiều loại thiết bị điện tử khác.

Tổng cộng tới 14 sản phẩm khác nhau, chủ yếu chạy trên hai hệ điều hành thông dụng là iOS và Windows. Giá cả có sự chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn, cùng là iPhone nhưng giá bán ở Singapore gấp hơn hai lần so với ở Nhật Bản.

So sánh giá bán iPhone

Quốc gia

Giá (USD)

Singapore

969,04

Bangladesh

870,11

Indonesia

865,06

Việt Nam

589,35

Ấn Độ

505,25

Trung Quốc

470,74

Nhật Bản

413,58

Cốt lõi của sự chênh lệch trên chính là thuế quan và lạm phát giá cả.

Nếu có ý định mua đồ công nghệ giá rẻ, bạn nên tới Trung Đông mặc dù nơi này có chi phí sinh hoạt khá cao nhưng mức thuế áp cho sản phẩm điện tử tiêu dùng rất thấp.

Những quốc gia đắt đỏ chính là Belarus và Venezuela, nơi có lạm phát cao và cơ chế nhập khẩu đồ công nghệ khắt khe. Kết quả là dân mua sắm phải móc hầu bao nhiều hơn.

Một chiếc iPhone mới tại Venezuela hiện đang có giá tới 2,24 tỉ đồng do lạm phát phi mã - dự kiến lên tới 1.500% trong năm tới.

Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà sản xuất. Chính sách giá của họ có thể khác nhau tùy từng thị trường, kế đến là dây chuyền sản xuất và hệ thống phân phối có sẵn hay không.

Lấy ví dụ Apple, giống nhiều tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu, họ áp dụng chính sách giá riêng biệt tùy từng thị trường. Tuy nhiên, không giống Louis Vuitton – cũng áp dụng chính sách giá chênh lệch cho sản phẩm túi thời trang – mức chênh lệch giá của Apple cao hơn nhiều.

Ảnh
Nhật Bản có giá bán iPhone thấp nhất châu Á.

Ngoài ra, lượng người dùng sản phẩm Apple rất lớn, nhu cầu cao, đặc biệt là với iPhone, nên sự chênh lệch này là rất đáng kể.

Năm ngoái, các fan Apple ở Pháp đã rất ngạc nhiên khi thấy giá bán iPhone 6S cao hơn 30% so với Anh Quốc. Nguyên nhân chính là thuế quan và đồng Euro yếu đi.

Tại châu Á, Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước có mức giá iPhone bình quân thấp nhất. Thực tế, hai nước này nằm trong danh sách top 3 quốc gia có mức giá bán iPhone thấp nhất thế giới (sau Angola).

Trong khi đó, giá iPhone tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh lại cao một cách ngạc nhiên.

Ngoài các nguyên nhân về thuế và chính sách, dây chuyền cung ứng cũng tác động lớn tới giá sản phẩm.

Chẳng hạn tại Ấn Độ, do Apple không có hệ thống cửa hàng riêng nên iPhone phải bán thông qua cửa hàng của bên thứ ba. Tại thị trường này, smartphone phải trải qua 5 đơn vị trung gian mới tới tay người tiêu dùng.

Kết quả là giá bán chênh lên rõ rệt bởi chi phí phải chia cho các trung gian. Để đạt mức lợi nhuận như các thị trường khác, đương nhiên Apple phải tăng giá bán sản phẩm.

Trong cuộc phỏng vấn với New Delhi TV hồi tháng 5/2016, Tim Cook nói rằng mức lợi nhuận trên mỗi chiếc iPhone tại Ấn Độ đang rất thấp.

Một nguyên nhân khác khiến giá iPhone cao là chi phí nhân công và giá thuê mặt bằng. Một số khu vực như Singapore và Hong Kong có chi phí thuê mặt bằng rất đắt đỏ nếu so với Trung Quốc.

Cộng thêm thuế quan và thuế áp cho sản phẩm khiến Singapore trở thành địa điểm bán iPhone đắt nhất châu Á.

Ảnh
iPhone tại Ấn Độ khá đắt đỏ.

Với điện thoại Android cũng vậy. Một chiếc smartphone Android tại Indonesia có giá trung bình là 1.409 USD nhưng tại Nhật Bản chỉ có 548 USD.

Các sản phẩm điện tử khác như máy tính bảng Samsung, smart TV 40 inch, game console PS4, Xbox One, tai nghe headphone, ổ cứng di động, máy in… cũng có sự chênh lệch đáng kể.

Mức chênh khủng nhất phải nói tới Venezuela, nơi mà người dân phải chi tới 15 USD cho một quả trứng. Với đồ điện tử, người dân Venezuela đang phải chi 97.813 USD, tương đương với 2,24 tỉ đồng cho một chiếc iPhone, trong khi giá bán trung bình iPhone tại Angola chỉ có 401 USD.

Theo Zing.




Bình luận

  • TTCN (0)