Theo Neowin, máy tính lượng tử có thể thay đổi các lĩnh vực nói trên nhờ sử dụng các bit lượng tử, nơi thông tin được lưu trữ trong các hạt nhỏ. Về bản chất, một máy tính bình thường cần thực thi hoặc tính toán phương trình liên tục, trong khi máy tính lượng tử có thể tính toán tất cả các phương trình đồng thời. Điều này dẫn đến sự gia tăng không thể tưởng tượng trong tốc độ và bề rộng của các mô hình tính toán.
Mặc dù vậy, việc sử dụng bit lượng tử cũng gây cản trở cho hoạt động xây dựng máy tính lượng tử, bởi vì tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta có thể tương tác và làm rối loạn các hạt sử dụng để lưu trữ thông tin và phá hủy các hiệu ứng lượng tử cần thiết cho một thiết bị làm việc.
Tuy nhiên, IBM tin rằng họ đã cố định được vấn đề sau khi dành nhiều thời gian nghiên cứu máy tính lượng tử, ít nhất trong điều kiện hệ thống đủ nhỏ. Kết quả là công ty đang di chuyển để bán máy tính lượng tử phổ cập với 50 bit lượng tử (qubit) mang tên IBM Q trong vài năm tới.
IBM không phải là công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp đưa ra kế hoạch của mình về việc bán máy tính lượng tử ra thị trường. Vào cuối năm ngoái, Microsoft đã công bố sẽ đưa những nghiên cứu về máy tính lượng tử trong phòng thí nghiệm của mình đến các phòng ban kĩ thuật và sản phẩm. Còn D-Wave, công ty duy nhất hiện nay tuyên bố sẽ bán một máy tính lượng tử, đang thực hiện mối quan hệ đối tác với Google và NASA.
Vấn đề ở đây chính là giá thành. Một máy tính lượng tử phổ cập của IBM có thể sẽ được bán với mức giá lên đến 15 triệu USD, con số tương đương giá chào bán của D-Wave. Dẫu vậy, việc phổ biến dần máy tính lượng tử ra thị trường chắc chắn sẽ mở ra một tương lai có lợi cho người dùng.
Theo Thanh Niên.
Bình luận