Cuối tuần qua, một vệ tinh chụp ảnh địa cầu với độ phân giải cao nhất từ trước tới nay đã được phóng lên quỹ đạo nhằm hỗ trợ cho dịch vụ bản đồ số Google Earth.

Vệ tinh GeoEye-1 có sơn hình logo Google bên ngoài được được phóng đi bằng tên lửa đẩy Delta-II từ hôm thứ 7 (6/9) tuần trước. Vệ tinh này là một phần của chương trình NextView do Cơ quan Vũ trụ địa cầu quốc gia (NGA) Mỹ tiến hành. Trong khuôn khổ chương trình này, NGA sẽ chia sẻ chi phí xây dựng, thiết kế và phóng vệ tinh nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp bản đồ vệ tinh thương mại quốc gia.

NGA đã hỗ trợ 237 triệu USD cho GeoEye-1 trong tổng số 502 triệu USD. Cơ quan này cũng cam kết sẽ mua dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh ít nhất là trong năm đầu tiên. Trong khi đó, Google cũng mua các bức ảnh do vệ tinh GeoEye-1 chụp lại để cung cấp cho dịch vụ Google Earth và Google Maps của hãng này.

GeoEye-1 có thể chụp được các bức ảnh đen trắng rộng tới 41cm, và ảnh màu rộng 1,65m. Kích cỡ này là ảnh chi tiết mà GeoEye-1 có thể chụp được từ độ cao 681km trên quỹ đạo Trái Đất. Tuy Mỹ quy định độ lớn ảnh 50cm là độ phân giải cao nhất mà người dùng thương mại có thể có được nhưng vệ tinh Ikonos của GeoEye thậm chí còn cùng cấp các bức ảnh với độ phân giải lớn gấp đôi.

Ngoài Ikonos, GeoEye còn vận hành 2 vệ tinh khác là OrbView-2 và OrbView-3 (hiện đang trong quá trình sửa chữa sau khi phát hiện một số trục trặc kỹ thuật từ hồi tháng 3 năm ngoái). GeoEye có trụ sở đặt tại Dulles, Virginia, Mỹ, dự kiến sẽ đưa lên quỹ đạo một loạt các vệ tinh mới với mục đích bán ảnh.

(Theo Vnmedia/PCW)



Bình luận

  • TTCN (0)