Một sĩ quan cảnh sát sử dụng một cặp kính thông minh với hệ thống nhận diện gương mặt tại Ga Hành khách Đông Trịnh Châu, Hà Nam. Ảnh: BI.

Chiếc kính có bề ngoài tương tự Google Glass, được công bố đầu năm nay và đã hỗ trợ trong việc bắt được 7 tội phạm bị truy nã.

Nó được kết nối tới cơ sở dữ liệu so sánh các hành khách với nghi phạm. Thời gian thực tế để ra được kết quả so sánh trùng hợp không được tiết lộ, nhưng theo Wu Fei, CEO của LLVision Technology - công ty phát triển sản phẩm công nghệ này, khẳng định các thử nghiệm cho thấy hệ thống có thể nhận ra các gương mặt từ cơ sở dữ liệu của 10.000 người trong vòng 100 miligiây.

Cho đến hiện tại, cặp kính đã xác định được những nghi phạm trong các vụ việc từ vi phạm luật lệ giao thông hay buôn bán người. 26 người sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo cũng bị phát hiện và cấm di chuyển.

Ở Trung Quốc, giấy tờ tùy thân là bắt buộc để đi lại bằng tàu. Công nghệ này được áp dụng bởi cảnh sát nhiều nước, nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai cho các phương tiện giao thông công cộng của nước này. Động thái này đã bị chỉ trích bởi các nhóm quyền con người với lí do xâm phạm tới quyền riêng tư cá nhân.

Một trong những đối tượng gặp vấn đề với công nghệ nhận diện khuôn mặt là những cá nhân có dư nợ lớn hay thuộc các dân tộc thiểu số với hạn chế về giấy tờ tùy thân chính thống. “Các nhà chức trách Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể đạt được ổn định xã hội bằng cách đặt công dân dưới mắt kính hiển vi, nhưng các chương trình phân biệt đối xử nói trên sẽ làm tăng thêm thái độ chống đối với chính phủ”, Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách Trung Quốc của tổ chức Human Rights Watch chia sẻ.

Theo ICTnews.




Bình luận

  • TTCN (0)