Công nghệ camera kép trên iPhone X được cho là vi phạm 2 bằng sáng chế của Corephotonics.

Một bằng sáng chế liên quan đến thiết lập camera kép ở mặt sau của một số mô hình, bao gồm cả iPhone X. Bằng sáng chế thứ hai là tính năng Do Not Disturb While Driving của Apple, ngăn các tin nhắn văn bản, thông báo và tin nhắn khác chuyển sang iPhone khi chủ nhân đang ở sau tay lái.

Đối với bằng sáng chế liên quan đến máy ảnh kép của iPhone X đã được nộp tại Tòa án Quận Bắc California bởi Corephotonics. Đây là một công ty máy ảnh có trụ sở tại Israel cáo buộc Apple vi phạm 2 bằng sáng chế của họ liên quan đến thiết lập ống kính tele. Vụ kiện cáo buộc Apple vi phạm cả hai bằng sáng chế với iPhone 7 Plus, 8 Plus và X - những mẫu được trang bị thiết lập máy ảnh kép.

Lưu ý rằng công nghệ máy ảnh khẩu độ kép của Corephotonics tạo ra một ống kính tele phù hợp với mô-đun máy ảnh smartphone mà vẫn cung cấp chất lượng và độ nhạy sáng mà người dùng smartphone yêu cầu. Thay vì sử dụng zoom số cung cấp độ phân giải kém, công nghệ Corephotonics sử dụng cả hai máy ảnh ở mặt sau của điện thoại để tạo ra sự kết hợp của zoom số và quang học nhờ vào việc sử dụng các thuật toán. Điều này cung cấp độ zoom mạnh hơn mà không làm giảm hình ảnh.

Apple lần đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến các bằng sáng chế vào năm 2012, và vào tháng 6.2014, hãng được cho là đã gặp Corephotonics ở Tel Aviv (Israel) để cấp phép cho các bằng sáng chế. Apple đã yêu cầu một nguyên mẫu để kiểm tra. Sau đó các cuộc thảo luận đã diễn ra tiếp tục hai năm sau đó, nhưng một lần nữa các cuộc thảo luận đã kết thúc mà không có một thỏa thuận cấp phép.

Corephotonics tuyên bố rằng Apple đã cố tình vi phạm bằng sáng chế của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại, kèm theo đó là lệnh cấm vĩnh viễn chống lại Apple cũng như chi phí tòa án.

Vụ kiện thứ hai được đệ trình tại Tòa án Quận Đông Texas bởi một công ty có tên Allied Signal, cho biết Apple vi phạm đến 4 bằng sáng chế. Nó liên quan đến hệ thống được kích hoạt khi vận tốc của một chiếc điện thoại tương ứng với tốc độ của một chiếc ô tô đang chuyển động. Khi được bật, hệ thống sẽ chặn không cho thông báo tin nhắn hoạt động trên điện thoại, ngoại trừ các tin nhắn được đánh dấu là “Khẩn cấp” có thể được hiển thị. Hệ thống này cũng có thể được sử dụng để chặn cuộc gọi trừ khi người gọi có trong danh sách liên lạc của người dùng hoặc người gọi cùng thực hiện hai cuộc gọi đến điện thoại trong một khoảng thời gian rất ngắn (có thể cho thấy cuộc gọi đó là “khẩn cấp”).

Ảnh
Do Not Disturb While Driving được cho là vi phạm 4 bằng sáng chế của Allied Signal.

Allied Signal tuyên bố rằng Apple đã vi phạm 4 bằng sáng chế với tính năng Do Not Disturb While Driving - vốn chặn thông báo và tin nhắn nếu iPhone cảm nhận chuyển động. Một tin nhắn được đánh dấu “Khẩn cấp” sẽ bỏ qua tính năng này. Cuộc gọi bị chặn trừ khi người gọi đến từ danh mục yêu thích của người dùng hoặc nếu cùng một người gọi hai lần liên tiếp. Apple ra mắt tính năng này trong iOS 11 vào tháng 9/2017.

Theo đơn kiện, Allied Signal muốn tìm kiếm các đền bù thiệt hại, tiền lãi và các chi phí tòa án và luật sư. Thật thú vị là Allied Signal đã sử dụng 3/4 bằng sáng chế nói trên để đệ đơn kiện AT&T vi phạm vào năm 2015. Hai tháng sau khi nộp đơn kiện, Allied Signal đã rút đơn.

Theo Dân Việt.




Bình luận

  • TTCN (0)