Để thực hiện được giải pháp này, chúng ta sẽ sử dụng một gói phần mềm tí hon với tên gọi UNetbootin, vốn được thiết kế để đơn giản hoá quá trình cài đặt.
1. Tạo đĩa Flash USB có chức năng boot
Đầu tiên, bạn cần tải về UNetbootin, tạm thời để vào một thư mục nào đó, trên desktop chẳng hạn. Sau đó chỉ cần nhấp chuột hai lần vào biểu tượng chương trình để sử dụng vì UNetbootin không yêu cầu phải cài đặt.
Tại Diskimage, bạn dò tới tập tin ảnh ISO của Ubuntu. Bạn có thể tải tập tin ảnh này từ đây nếu như chưa có. Tại trường Type và Drive lần lượt chọn USB Drive và tên ổ đĩa Flash của bạn (Chẳng hạn F như hình minh hoạ). Nhấp OK.
Quá trình xử lý của UNetbootin sẽ trích xuất các tập tin có trong tập tin ảnh ISO, sao chép vào đĩa flash của bạn và cài đặt chế độ boot. Quá trình này cũng khá nhanh.
Một khi hoàn thành, bạn sẽ được nhắc là khởi động lại. Nếu như muốn kiểm nghiệm sản phẩm mới của mình trên USB, hãy khởi động lại máy tính của bạn. Bằng không, nhấn Exit.
2. Đảm bảo rằng phân vùng ở trạng thái kích hoạt (Active)
Nếu đĩa boot từ USB của bạn mắc lỗi, có thể là phân vùng của bạn chưa được kích hoạt. Chúng ta chỉ cần sử dụng lệnh diskpart để sửa. Nếu bạn đang sử dụng Vista, hãy đăng nhập sử dụng hệ thống với quyền quản trị admin, nhấp chuột phải và chọn Run as Asministrator.
Quy trình thực hiện kích hoạt phân vùng bằng lệnh như sau:
list disk
Lệnh này cho bạn biết danh sách các ổ đĩa, và bạn sẽ chọn ổ đĩa muốn thao tác nếu như máy của bạn có hơn 1 ổ đĩa cứng, thứ tự sắp xếp các ổ đĩa theo số. Ta gõ lệnh "select disk". Chẳng hạn ta chọn ổ đĩa 1, phân vùng 1 và nhập lệnh kích hoạt, gõ: select disk 1 > select partition 1 > active
Lệnh "active" sẽ đặt phân vùng hiện tại sang trạng thái kích hoạt. Đó là lí do bạn phải chọn chính xác ổ đĩa và phân vùng.
3. Boot từ ổ đĩa Flash USB
Như vậy, sau khi đảm bảo ổ đĩa Flash của bạn đã kích hoạt và có thể boot. Lúc này, bạn cần điều chỉnh trong BIOS sao cho có thể boot từ USB. Hầu hết các đời main hiện nay đều hỗ trợ tính năng boot từ USB. Tuy nhiên, với mỗi nhà sản xuất, cách điều chỉnh này có đôi chút khác biệt.
Sau khi có thể boot từ USB, kết quả hiện ra sẽ là bảng giao thức của UNetbootin chứ chưa phải là Ubuntu. Từ đây, bạn có thể lựa chọn thao tác muốn thực hiện từ kết quả boot.
4. Lưu ý:
Nếu bạn đang có vấn đề về boot với Ubuntu Hardy (8.04) trên máy Dell thì bạn có thể chuyển về sử dụng Ubuntu 7.10.
Thời gian boot trên USB cho tới khi có thể sử dụng được hệ điều hành chỉ mất có 35 giây, nhanh hơn nhiều khi thực hiện tác vụ này với đĩa CD. Mục đích của cùng của việc tạo boot trên USB chính là giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn khi cần sửa chữa các máy tính bị lỗi. Với những máy tính không có ổ CD hoặc bị hư thì đây chính là một giải pháp khá hoàn hảo, ngoài cách dùng đĩa flash có chức năng boot vào Windows thường dùng.
Tải UNetbootin bản dành cho Windows có dung lượng 3,9 MB tại đây.
Văn Vượng (theo Geek)
Bình luận
Ubuntu tải ngay từ Việt nam: http://bit.ly/ce4oa3