Trong thời gian tới, cả Intel và AMD đều sẽ ra mắt các nền tảng chip và chipset mới dành cho máy tính xách tay với một loạt các công nghệ mang tính đột phá.

Hiện tại Intel đang đẩy mạnh dòng sản phẩm Core 2, đồng thời vẫn cung cấp nền tảng “Santa Rosa” (dựa trên nền chipset 96X) và “Montevina” (kết hợp giữa CPU Penryn 45-nm và họ chipset Cantiga). Về cơ bản, “Cantiga” khá giống với họ chipset “Eaglelake” dành cho desktop nhưng lại được thiết kế cho các hệ thống di động với khả năng quản lý năng lượng, nhưng lại hỗ trợ ít bộ nhớ hơn và có ít khe cắm PCI hơn. Những gói có thêm khả năng hỗ trợ mạng không dây của Intel được gọi là “Centrino 2”.

Trong năm tới, nền tảng có tên “Calpella” (dựa trên phiên bản di động của chipset “Ibex Peak”) sẽ ra mắt. Là nền tảng dành cho desktop, “Calpella” có 2 phiên bản CPU: loại 4 lõi - “Clarksfield”, và 2 lõi - “Auburndale”. Phiên bản 4 lõi chỉ hỗ trợ đồ họa tích hợp, trong khi bản 2 lõi hỗ trợ cả hai – hoặc là đồ họa tích hợp hoặc là đồ họa rời.

Về phía AMD, dòng chip được ưu tiên nhất vẫn là Turion, kế đến là 2 phiên bản phổ thông Turion 64 X2 và Turion X2 Ultra (tên mã “Griffin”). Cả hai đều là chip lõi kép dựa trên thiết kế Athlon, tuy nhiên Turion lại được trang bị thêm một số tính năng đặc biệt dành riêng cho người dùng di động, cho phép chúng có thể tự điều chỉnh hiệu suất cho bộ nhớ và lõi xử lý.

Tên thương hiệu Turion X2 Ultra đồng nghĩa với việc chúng được hỗ trợ bởi chipset AMD. Nền tảng này được trang bị nhiều tính năng nổi bật như: điều khiển nhớ tối ưu cho người dùng di động; và công nghệ tối ưu năng lượng HyperTransport 3.0. Ngoài Turion X2 Ultra, AMD còn có một nền tảng lõi đơn có tê là Mobile Sempron.

Trong năm nay, AMD sẽ tập trung vào một nền tảng mới có tên là “Puma” dành cho laptop. Nền tảng này bao gồm chip Turion X2 Ultra, chipset AMD M780G với khả năng hỗ trợ đồ họa lai và được tích hợp dòng card đồ họa ATI Mobility Radeon 3000. Tuy nhiên, do AMD không tự mình sản xuất loại chip không dây riêng nên với những nền tảng loại này, các nhà sản xuất buộc phải sử dụng chip Wi-Fi của bên thứ ba. 

Một nền tảng di động đáng chú ý khác của AMD là "Shrike", dự kiến sẽ ra mắt trong năm tới. Mặc dù AMD chưa công bố nhiều thông tin về "Shrike" nhưng chắc chắn nền tảng này sẽ sử dụng công nghệ 45-nm. "Shrike" cũng là sản phẩm đầu tiên của AMD sử dụng kiến trúc  "Fusion" (tích hợp CPU, điều khiển nhớ và chip đồ họa vào làm một). AMD cũng có thể sử dụng một kiến trúc khác là Accelerated Processing Unit (tên mã "Swift") với việc ra mắt một lõi chip mới có tên là “Stars”.

(Theo Vnmedia/PCMag)



Bình luận

  • TTCN (0)