Thông tin mấy ngày qua từ Adobe cho hay, Adobe khẳng định các công cụ và dịch vụ của hãng sẽ trở thành nối giữa PC và điện toán đám mây cũng như việc hãng sẽ phát hành Flash Player 64 bit cho Linux và việc hợp tác với hãng ARM để cung cấp trình Adobe Flash Player trên điện thoại di động.
Adobe sẽ bắc cầu nối giữa PC và máy chủ điện toán đám mây
Trong khi sức mạnh của Microsoft với đội ngũ lập trình viên phát triển phần mềm hướng tới desktop, laptop, phần lớn sử dụng hệ điều hành Windows còn Google nỗ lực thống trị lĩnh vực điện toán đám mây, vốn được xem là rất mới mẻ, trong đó, các ứng dụng sẽ chạy trên nền web thì Adobe, một trong số những gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng đa phương tiện chuyên nghiệp lại đi tìm con đường phát triển riêng của mình ở giữa với một chiến lược tiếp cận tới cả hai lĩnh vực trên.
“Cân bằng giữa phát triển ứng dụng trên PC và điện toán đám mây sẽ giúp cho các ứng dụng đạt được hiệu quả tối đa cũng như có khả năng tiến triển cao nhất”. Kevin Lynch, giám đốc kĩ thuật của Adobe cho hay.
Từ khi Adobe giành lại Macromedia với chi phí 3,4 triệu USD vào năm 2005, công nghệ lập trình đã có nhiều cải tiến quan trọng giúp ích cho cha đẻ của Photoshop- phần mềm biên tập ảnh thượng hạng. Flash chính là công nghệ đã liên kết hai công ty lại với nhau.
Khởi đầu, Flash có sứ mạng mang đến cho các trang web hình ảnh động và tập trung vào các ứng dụng cơ bản như game, nhưng khi công nghệ Flex được triển khai, Flash có thể cung cấp nhiều mẫu thức lập trình hơn, nhất là khi các dịch vụ video trực tuyến ra đời thì Flash khiến cho tên tuổi Adobe có mặt ở khắp nơi.
Hiện Adobe vẫn tiếp tục phát triển Flash, mới đây nhất là phiên bản Flash Player 10 với tên gọi Astro phát hành vào tháng 10 vừa rồi. Flash có thêm người anh em là nền tảng AIR-Adobe Integrated Runtime-cũng đã có phiên bản 1.5.
Flash và AIR là chìa khóa bắc cầu cho điện toán đám mây và PC. Chẳng hạn Adobe đã cung cấp dịch vụ trực tuyến tại photoshop.com, nơi mọi người có thể tải lên, chỉnh sửa và chia sẻ ảnh. Trang này sử dụng Flash để chạy chương trình xử lý bên trong phần mềm biên tập ảnh trên máy của người dùng, chứ không phải trên máy chủ của Adobe.
Flash vẫn sẽ tiếp tục đồng hành rộng rãi cùng trình duyệt. Adobe hi vọng sẽ giúp Flash trở nên triển nở hơn với AIR, một nền tảng “chạy thực” cho các ứng dụng gia đình, sử dụng ngoại tuyến và có khả năng đồng bộ khi kết nối. AIR hỗ trợ Windows, Mac OSX và Linux. Các lập trình viên viết các ứng dụng AIR sẽ không phải lo lắng về hệ điều hành chạy trên máy cá nhân người dùng.
Hạn chế trong chiến lược phát triển điện toán đám mây của Google nằm ở khả năng còn yếu khi chạy ứng dụng JavaScript trên các trình duyệt nhưng công cụ phát triển mở rộng Gears hỗ trợ khả năng sử dụng ngoại tuyến lại mang đến nhiều hứa hẹn.
Tuy nhiên, ưu việt của dịch vụ do Google triển khai chính là ở khả năng tương thích rộng rãi với tất cả các thiết bị máy tính kể cả điện thoại di động như iPhone miễn là người dùng có kết nối mạng. Có thể nói, công cụ kết nối và chia sẻ đi kèm với các ứng dụng trực tuyến có thể tương đối phù hợp với nhu cầu thương mại của người dùng.
Trong khi đó, Microsoft vẫn chưa có động thái cho thấy sự thay đổi chiến lược của mình. Có lẽ, tiếp tục giành giật thị trường bằng thương phẩm Windows và bộ phần mềm Office, vốn mạng mẽ mà tiện lợi hơn bất kì ứng dụng web nào sẽ là định hướng phát triển của gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm. Windows 7, Office 2007 vv...là những minh chứng rõ nhất.
Adobe sẽ phát hành Flash Player trên Linux 64 bit
Đáp lại nhu cầu của người hâm mộ mã nguồn mở, Adobe lên kế hoạch sẽ phát hành phiên bản thử nghiệm công nghệ của hãng dùng để phát triển Flash Player dành cho Linux 64-bit, tin được phát đi vào thứ Hai vừa rồi.
Linux đã có những bước tiến nhanh chóng hơn hẳn Windows và Mac OS X trong việc hỗ trợ bộ vi xử lý 64 bit nhưng một trong những cản trở gặp phải là người dùng chỉ có thể sử dụng plugin Flash 32 bit, nghĩa là họ chỉ có thể dùng phiên bản Firefox 32 bit mà thôi.
Adobe đã nhận thấy mong mỏi của người dùng và tại hội nghị Adobe Max sắp tới, hãng sẽ chính thức giới thiệu chương trình Flash Player dành cho Linux 64 bit.
“Phát hành phiên bản alpha trình Flash Player 64 bit trên Linux lần này là bước đi đầu tiên trong kế hoạch mà Adobe sẽ triển khai nhằm giúp cho Flash Player tiệm cận với các nền tảng 64 bit. Chúng tôi lựa chọn Linux là nền tảng khởi điểm nhằm để đáp lại rất nhiều yêu cầu và thịnh tình của người dùng...[...] Chúng tôi cam kết sẽ sớm đưa công cụ này tới Windows và Mac trong tương lai”. Thông cáo của Adobe tiết lộ.
Adobe hợp tác với ARM nhằm mang Flash đến ĐTDĐ
Adobe và ARM vừa thông báo hợp tác trong nỗ lực kết họp công nghệ để tối ưu và có thể cung cấp Adobe Flash Player 10 và Adobe AIR cho các thiết bị do ARM hỗ trợ.
Sự kết hợp này được mong đợi sẽ tăng tốc xử lý đồ họa và video trên thiết bị di động sử dụng nền tảng ARM, nhằm làm phong thú thêm các ứng dụng internet và dịch vụ web cho các thiết bị di động và cả khách hàng toàn cầu.
Quá trình tối ưu hóa nhắm tới ARM11 (đã có thể sử dụng trên iPhone) và sẽ ra mắt vào nửa sau năm tới.
Theo tin từ tạp chí PC Magazine thì “với các thiết bị có cấu hình tối thiểu bộ vi xử lí 200 MHz, RAM lớn hơn 16 MB sẽ có khả năng tương thích hoàn toàn để biên dịch nội dung Flash trên nền web.”
Dĩ nhiên là thông tin này làm dấy lên câu hỏi về khả năng liệu cuối cùng công nghệ mới này có thể mang đến chức năng chơi flash của iPhone hiện nay hay không.
Thông báo mới nhất này từ Adobe có vẻ trái ngược với thông tin sản phẩm của Apple khi hãng này tuyên bố, iPhone không đủ khả năng hỗ trợ phiên bản đầy đủ của Flash và Flash Player chỉ phù hợp với những thiết bị như laptop, còn với iPhone, Flash làm cho chiếc điện thoại thông minh này giảm tốc độ thực thi.
Tuy vậy, quyết định cuối cùng có cho phép Flash trên iPhone hay không là phụ thuộc vào bản thân Apple. Hiện tại, bộ SDK của iPhone ngăn Adobe có thể phát hành phiên bản Flash tương thích trọn vẹn trên chính nó.
Văn Vượng (tổng hợp từ CNET 1 & 2 và MacRumors)
Bình luận
Tin thiếu phần quan trọng, vì hôm qua đọc đã thấy là Adobe đổi tên nền tảng Flex/AIR của họ thành Flash luôn (chắc vì Flex khó tiếp cận hơn là cái tên Flash). Nên cuối cùng Flash trở thành Flash Platform http://bit.ly/bLLIlD
Mà cũng lạ, Adobe hỗ trợ flash cho các smartphone nền chip ARM, nhưng lại chẳng đả động gì đến iPhone (chip ARM11). Do Apple nhất định ko thèm chơi với Adobe chăng ???