Các nhà khoa học thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) Mỹ mới đây đã chế tạo một cỗ máy ảnh số lớn nhất thế giới với độ phân giải lên đến 1,4 tỉ pixel. Trên thực tế, nó phải được mệnh danh là linh kiện cảm quang số lớn nhất thế giới, sẽ được lắp đặt vào chiếc kính viễn vọng PS1 của trường đại học Hawaii để chụp các tấm ảnh từ không trung.

Hệ thống mang tên Pan-STARRS sẽ được lắp đặt trên ngọn núi Haleakala đảo Maui Hawaii của Mỹ, mỗi tuần có thể chụp toàn cảnh những tấm ảnh quan sát từ không trung, chức năng chủ yếu là thăm dò những tiểu hành tinh có khả năng va chạm vào trái đất. Với độ phân giải 1,4 tỉ pixel, thiết bị có thể quan sát được những thiên thể nhỏ hơn mắt thường có thể nhìn thấy 10 triệu lần. Ngoài chức năng thăm dò các tiểu hành tinh, nó còn tiến hành phân loại 99% các thiên thể quan sát được ở Bắc bán cầu.

Chiếc kính viễn vọng này sẽ chính thức đưa vào sử dụng vào tháng sau, sử dụng hệ thống CCD 1,4 Gpixel. Thực ra linh kiện cảm quang số của Pan-STARRS cũng gần giống như những chiếc máy ảnh số thông thường mà chúng ta vẫn sử dụng, các nhà khoa học gọi nó là OTCCD (orthogonal-transfer charge-coupled device).

Mỗi một tấm cảm biến OTA có kích thước 5 cm2, bao gồm 8x8 CCD nhỏ có độ phân giải là 600x600 pixel, 60 tấm OTA sẽ tạo thành cả một hệ thống cảm biến ảnh. Vì vậy
tổng số pixels sẽ là 600x600x8x8x60 = 1,38 tỉ pixel. Khi thiết bị vận hành, một trong số 60 OTA có thể di chuyển để theo dõi những thiên thể đang chuyển động.

Ảnh
Ảnh chụp thiên thể khi thử nghiệm

Thanh Quang (Theo MyDrivers)



Bình luận

  • TTCN (0)