Mỗi sản phẩm phải trải gần 200 khâu thử nghiệm cơ học và vật lý, trong đó có các công đoạn như thử độ chịu lực, nhiệt, ẩm, vặn chéo, uống cong, đánh rơi, chà xát....

Để nước tràn lên điện thoại hoặc cho lên khay phun nước để thử độ bền trong điều kiện trời mưa hoặc bị rơi xuống nước.

Điện thoại được đưa vào môi trường có độ ẩm lên tới 95%...

... và còn được thử thách bằng các chất lỏng khác như kem, hay dầu bôi trơn mà đôi khi người sử dụng có thể vô tình làm rớt bên trong túi xách cùng thiết bị liên lạc.

Thử độ chịu lực trên máy nén...

.... và độ đàn hồi khi bị vặn chéo.

Trong phần thử nghiệm độ chịu sốc, điện thoại được thả rơi tự do từ độ cao ngang ngực người xuống nền cement. Toàn bộ diễn biến này được thu lại bằng một camera đặc biệt có khả năng ghi 100.000 khung hình mỗi giây, tức là nhanh hơn gấp 3.000 lần so với máy thông thường. Hình ảnh video sau đó được phân tích theo từng khung hình để đánh giá mức độ biến dạng của điện thoại khi rơi. Xem video clip.

Trong một công đoạn test khác, nhiều chiếc điện thoại được bỏ vào trong một cái hộp có bụi, cát và xóc liên tục cho tất cả va đập vào nhau nhằm đánh giá độ dính bụi và chịu xước.

Hoặc điện thoại được cho vào trong một hộp chứa đầy những hạt nhựa cứng có đầu nhọn và cũng xóc lên.

Ngoài ra còn có một số khâu kiểm tra như dùng miếng vải quần jeans chà xát mạnh lên khắp điện thoại, hoặc cho điện thoại vào trong tủ có nhiệt độ thay đổi từ - 4 độ C đến 85 độ C.

Sau khi toàn bộ quy trình kiểm tra hoàn tất, thì đến công đoạn phân tích pin để xem tình trạng của điện thoại ra sao. Khâu này bao gồm việc phân tích điện thoại dưới ống kính hiển vi, chiếu tia X quang 3D... để đánh giá các hư hại cụ thể.

(Theo Vnexpress/Gizmodo)



Bình luận

  • TTCN (0)