Ở một bản điều tra mới đây, Google không còn nằm trong danh sách 20 công ty đáng tin cậy nhất trong việc bảo vệ thông tin người dùng. Trong khi đó, Apple, Facebook, Yahoo lần đầu tiên được vào danh sách này.
Vào thứ Hai vừa rồi, viện Ponemon-- công ty nghiên cứu an ninh thông tin và riêng tư cá nhân cùng với Trust-e-- nhà cung cấp dịch vụ chứng chỉ bảo vệ riêng tư đã giới thiệu kết quả bản điều tra “Những công ty đáng tin cậy nhất về mặt bảo vệ riêng tư người dùng” hàng năm với sự tham gia của 6.486 khách hàng trên lãnh thổ nước Mĩ.
Kết quả thật bất ngờ, nếu như trong hai năm liên tiếp 2006 và 2007, Google đứng ở vị trí thứ 10 thì năm nay, dường như họ đã đánh mất niềm tin ở người dùng. Công ty không bình luận tại sao niềm tin của người dùng lại giảm, nhưng nói rằng sự tin cậy của người dùng luôn là yếu tố sống còn với sự kinh doanh của hãng.
Top 20 công ty chiếm được lòng tin của người dùng trong việc bảo vệ riêng tư cá nhân năm 2008 (thực chất là 23 vì có giải đồng hạng!)
- American Express
- eBay
- IBM
- Amazon
- Johnson & Johnson
- Hewlett Packard và U.S. Postal Service
- Procter & Gamble
- Apple
- Nationwide
- Charles Schwab
- USAA
- Intuit
- WebMD
- Yahoo
- Disney và AOL
- Verizon
- FedEx
- US Bank
- Dell và eLoan
Mặc dù danh sách đã được công bố nhưng không ít người hoài nghi về tính chính xác của nguồn tin. Chính bản thống kê ý kiến người dùng năm ngoái cũng đã giải thích: “tỉ lệ do người dùng xếp hạng có thể không phản ánh hết thực tiễn chính sách riêng tư của các công ty, cũng như những nỗ lực hiệu quả của các doanh nghiệp này trong việc bảo vệ thông tin cá nhân người dùng. Hơn thế, những gì các doanh nghiệp đã triển khai trong lĩnh vực bảo vệ tính riêng tư người dùng có thể không được tiết lộ tới khách hàng…”
Thực tế thì sự hiện diện của Facebook trong danh sách này cho thấy những tên tuổi nặng kí thường được coi trọng hơn so với những gì đã diễn ra trong thực tiễn. Năm ngoái và trong một sự vụ tương tự đầu năm nay, Facebook đã phải lên tiếng xin lỗi cộng đồng vì để xảy ra sự cố quảng cáo xâm phạm đời tư người dùng.
Văn Vượng (theo Infomationweek)
Bình luận
Bài này phải biên tập lại nhiều quá. Có nhiều đoạn sai rất cơ bản, CTV cần phải bỏ thời gian nhiều hơn nữa để cải thiện chất lượng bài viết của mình. Thí dụ (làm thay bạn mptu trước đây):
Trong một bản điều tra mới đây, Apple, Facebook, Yahoo và một số tên tuổi khác đã đánh bại Google với tư cách là những công ty đáng tin cậy trong việc bảo vệ thông tin người dùng tốt nhất. Hơn thế, Google cũng không còn nằm trong danh sách 20 tên tuổi hàng đầu.
Thật khó hiểu. Làm gì ai đánh bại ai, hơn nữa vị trí của Google cũng đâu bị mất vào 3 người này. Bài gốc chỉ đơn giản có hai ý: "Google is no longer ranked among the top 20 most trusted companies for privacy" và "Apple, Facebook, and Yahoo for the first time are."
...với sự tham gia của 6486 khách hàng lớn tuổi trên lãnh thổ nước Mĩ.
"adult consumers" có nghĩa là từ 18 tuổi trở lên, chữ "adult" bỏ qua cũng được, chứ dịch "lớn tuổi" tiếng Việt có nghĩa là 40-50 tuổi trở lên.
Kết quả thật bất ngờ, nếu như trong hai năm liên tiếp 2006 và 2007, Google đứng ở vị trí thứ 10 thì năm nay, Apple và Yahoo lần đầu tiên nằm trong danh sách 20 công ty đứng đầu thế giới.
So sánh GOOG của 06-07 với APPL, YHOO của 08 thì hơi "chéo ngoe".
Ở những lần công bố kết quả trước, tuy Google không đưa ra bình luận về lí do khiến nhận thức của người dùng thay đổi nhưng than phiền rằng, người dùng vẫn còn chê trách phương thức kinh doanh của hãng.
Thông tin này hoàn toàn sai. Bản gốc: "The company didn't comment on why public perception may have changed, but said that user trust remains critical to its business."
Hai điểm sai: thứ nhất, dùng thì quá khứ không có nghĩa là các năm trước, và thực tế Google đang bình luận cho năm 2008. Thứ hai, câu "user trust remains critical to its business" được dịch sai hoàn toàn.
Còn bình luận về bảng xếp hạng, thì các công ty trong danh sách thuộc các lĩnh vực khác nhau, nên việc nằm trong hay nằm ngoài cũng không quan trọng.
Cảm ơn Hoài Nam đã góp ý! Sẽ cố gắng hơn!
Riêng ý đầu tiên dùng ẩn dụ :-)!
Dùng ẩn dụ, thí dụ như dùng từ "đánh bại", "đá", "hất cẳng" để nói việc loại Google ra khỏi danh sách. Và phép ẩn dụ chỉ đơn giản là cách dùng từ. Trong khi ở đây thì nội dung đã không đúng rồi. Khó mà nói Google bị loại là do Yahoo, Apple hay Facebook được.