1. Google Patent Search-Tìm kiếm bằng sáng chế
Mặc dù đây nguồn dữ liệu này đã được Google cung cấp từ lâu nhưng đáng ngạc nhiên là rất ít người biết. Gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm đã mang đến cho người dùng thông tin về 7 triệu bằng phát minh, sáng chế từ trước đến nay.
Chẳng hạn, người dùng có thể tìm thấy đơn xin cấp bằng sáng chế của Albert Einstein hay Logie Baird mà nhờ vào chúng tiến trình phát triển của loài người đã bước sang một kỉ nguyên mới. Các đơn xin chứng nhận sáng chế này đa phần được đăng kí tại Mĩ. Google đã thống kê và hiển thị dưới dạng ảnh. Người dùng có thể tìm kiếm thông tin về các bằng sáng chế tại google.com/patents
2. Google Scholar-Công cụ tìm kiếm dành cho học giả
Google Scholar là một công cụ tìm kiếm chuyên sâu với kết quả hiển thị mang đên cho người dùng thông tin có trong sách và các bài viết chuyên sâu.
Tuy nhiên, đôi khi muốn tiếp cận với kết quả nhận được, bạn phải có mật khẩu hoặc đành trả tiền mua sách từ cửa hành trực tuyến khi chúng chưa được đưa lên mạng. Tuy thế, đây vẫn là một công cụ tuyệt vời dành cho các nhà nghiên cứu. Chi tiết scholar.google.com
3. Google Books- công cụ tìm kiếm sách
Chắc hẳn Google Book đã được một số người sử dụng khi tìm kiếm trên Google. Với nguồn dữ liệu từ hàng ngàn cuốn sách trực tuyến được quét và đưa lên mạng, hệ thống này của Google sẽ cho phép người dùng tiếp cận với một phần ( (thường là 20 %) của cuốn sách bất kì lúc nào.
Tuy vậy, nếu bạn thực sự muốn xem toàn bộ cuốn sách và chưa cần mua ngay thông qua tại các cửa hàng trực tuyến thông qua giới thiệu của Google thì bạn có thể chạy lại trang hiển thị kết quả tìm kiếm từ một địa chỉ IP mới để tiếp cận với các trang khác của cuốn sách. Đây là một thủ thuật khá hay có thể giúp bạn khá nhiều trong việc tìm kiếm và đọc sách. Lưu ý là mới đây Google cũng đã bổ sung danh bạ một số tạp chí vào hệ thống dữ liệu này.Chi tiết books.google.com
4. Google Catalogs- tìm kiếm theo mục lục
Nếu bạn không phải là người có kĩ năng tốt trong việc lọc, tìm kiếm thông tin thì với Google Catalogs, công việc của bạn sẽ được hỗ trợ đáng kể khi Google đã quét hầu hết các bản in thông tin mục lục hãng có. Chi tiết catalogs.google.com
5. Google Products- tìm kiếm sản phẩm
Google đã tích hợp công cụ so sánh sản phẩm vào bộ máy tìm kiếm của mình. Với Google Produces, bạn chỉ cần nhập tên sản phẩm muốn tìm kiếm và Google sẽ hiển thị thông tin giúp bạn về hàng trăm địa chỉ có thể mua hàng với giá rẻ nhất. Chi tiết google.com/products
6. Google University Search- tìm kiếm các trường đại học
Mặc dù chưa hỗ trợ khả năng tuỳ biến dữ liệu bằng các công cụ tìm kiếm chuyên sâu khác nhưng đây vẫn là một địa chỉ hữu ích dành cho sinh viên. Google University Search sẽ giúp người dùng dễ dàng lọc thông tin tìm kiếm từ nguồn thông tin của rất nhiều trường đại học ở Mĩ. Chi tiết google.com/options/universities.html
7. US Government Search- tìm kiếm thông tin chính phủ Mĩ
Đây là công cụ dành riêng cho cư dân mạng đến từ nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và những ai quan tâm đến chính phủ nước này. Chi tiết google.com/unclesam
Văn Vượng (theo Makeuseof)
Bình luận
Google Scholar ko chỉ là công cụ tuyệt vời mà còn là công cụ tối cần thiết không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho cả giáo viên và sinh viên sau đại học.
Nhưng rất tiếc là Google Scholar không có tiếng Việt :-). Tuy thế, như vậy đã quá tuyệt rồi!
Tìm tài liệu chuyên sâu thì ngoài tiếng Anh ra, không còn tiếng nào khác đáng để quan tâm, trừ những nghiên cứu đặc thù (như nghiên cứu về ngữ pháp TV).
Google Scholar có giao diện tiếng việt:
http://scholar.google.fr/scholar?hl=vi&lr=&q=agrawal&btnG=Tìm+kiếm
Còn tìm tài liệu tiếng việt thì... cũng có luôn:
http://scholar.google.fr/scholar?hl=vi&lr=&q=tiếng+việt+&btnG=Tìm+kiếm
http://bit.ly/bSax69"quang+học"&btnG=Tìm+kiếm
Đây đúng là 1 công cụ tuyệt vời của Google. Địa chỉ tiếng Việt:
[url]http://scholar.google.com.vn/[/url]