Mới đây, các nhà nghiên cứu Đan Mạch và Úc đã phát triển thành công một loại chip có khả năng đọc hiệu quả các truyền dẫn quang tốc độ 640 Gbps, mở đường cho các mạng Ethernet terabit.
Đột phá này xuất hiện không phải tại phía phát laser của kết nối bằng cách nâng cao tốc độ truyền tải, mà thực ra là tại đầu thu nơi cần thu tốc độ rất cao để phân loại nhiều bước sóng của tín hiệu đã được ghép kênh tại đầu gửi.
Phát hiện này ra giống như Ethernet 100 Gbps, tức là vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn trong ba năm tới.
Theo tờ Optical Society of America, công nghệ thu tín hiệu mới như được mô tả trong một bài báo trên tạp chí Optical Express sẽ dựa trên ống dẫn sóng quang 5 cm, tức là giảm đáng kể kích thước ống dẫn sóng so với các công nghệ cạnh tranh khác mà đòi hỏi một sợi quang đặc biệt 50 m và thường không ổn định. Các nhà nghiên cứu cho biết kích thước ống dẫn sóng quang của họ làm cho nó có thể tích hợp với các thành phần khác nhằm tạo ra các chip quang nhanh hơn.
Theo Leo Spiekman, Chủ tọa Hội nghị Truyền thông sợi quang ở San Diego, California, các mạng quang tốc độ cao nhất hiện tại sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo thời gian quang (OTDM - Optical time-division multiplexing) để tạo ra 64 kênh 10 Gbps trên một bước sóng quang đơn.
Spiekman cho biết để phân kênh ví dụ một luồng OTDM, một bước sóng ánh sáng điều khiển thứ hai được đưa vào luồng tính hiệu để đọc một kênh cụ thể. Trong các bộ phân kênh hiện nay, quá trình diễn đó diễn ra trên các ống quang nơi có chiều dài rất lớn khiên các luồng tín hiệu và điểu khiển bị tán sắc và đẩy ra khỏi pha. Tuy nhiên, đối với thiết bị mới từ các nhà nghiên cứu đây sẽ không còn là vấn đề phải lo lắng.
Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình phân kênh tín hiệu quang trong thử nghiệm được thực hiện với chip làm bằng chất liệu chalcoge.
Theo Spiekman, công nghệ này là cần thiết để tạo ra tốc độ terabit trên các kênh đơn, tạo điều kiện giúp tiến đến Ethernet terabit trong tương lai.
Bùi Huyền (Theo NetWorkworld)
Bình luận