Videogame có thể mang đến lợi ích cho trẻ, kích thích óc sáng tạo và khả năng hợp tác. Kết luận trên vừa được Uỷ ban châu Âu công bố vào 11/2 vừa rồi có thể trái ngược với một số vụ bạo lực xảy ra đáng tiếc gần đây bắt nguồn từ game.

Trong những kết luận rất có thể gây nên sự ngạc nhiên hoặc tiếp tục đảm bảo thêm niềm tin cho các bậc phụ huynh đối với vấn đề nghiện game, bản nghiên cứu của Uỷ ban Thị trường nội địa và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc nghị viện châu Âu chỉ ra khá nhiều lợi ích của việc chơi game và không có sự liên hệ rõ ràng giữa chơi game và hành vi ứng xử bạo lực.

Trong đa số các trường hợp, videogame không nguy hại mà thậm chí còn có thể góp phần vào sự phát triển những kĩ năng quan trọng,” Toine Manders, luật sư dự thảo bản báo cáo cho hay.

"Chơi game kích thích trẻ em tìm kiếm thông tin về các sự kiện và rèn luyện kĩ năng như phản chiến, óc sáng tạo, khả năng hợp tác và ý thức cải tiến.", thông cáo của bản nghiên cứu này viết.

Theo thống kê của bản báo cáo, doanh thu từ ngành công nghiệp game trong năm 2008 ước tính vào khoảng 7 triệu Euro (9 triệu USD). Riêng ở Anh, theo một nghiên cứu khác, doanh số từ video game lần đầu tiên vượt ngành công nghiệp âm nhạc và video khác.

Bản báo cáo của Uỷ ban châu Âu lưu ý không phải trò chơi nào cũng đáng giá với trẻ em, nhưng cho rằng có khi một số cuốn sách và phim lại chỉ dành cho lứa tuổi lớn hơn. Tuy vậy, bản báo cáo này cũng thừa nhận nội dung bạo lực ở một số game có thể "kích thích" thái độ hung hăng vô phép nơi trí não của trẻ ở trong những trường hợp đặc biệt.

Văn Vượng (theo Reuters)



Bình luận

  • TTCN (2)
cothan  163

Nhảm nhí

Tôi không tin rằng chơi game kích thích não của trẻ.
Nhìn chung, phần lớn game đầu dành cho bạo lực, và việc mua game chẳng mấy người giám sát coi nó mấy tuổi để bán game cho nó. Ở Việt Nam lại càng dễ dãi ở tuổi game.
Uỷ ban Châu Âu ra công bố này tất cả chỉ vì tiền mà thôi.
Chơi game nhiều khiến con người ta dễ nổi nóng hơn. Xao lãng sự học hỏi và đời sống thực tại.Thế hệ 9x như tôi được biết rằng chúng mang trong đầu nhiều thứ kiến thức hiện đại nhưng chúng thật sự rất máy móc. Môn lịch sử, hỏi chúng có cái nhìn hay nhận xét về ý nghĩa của sự kiện này hay sự kiện kia đều ngồi im. Chúng hiểu biết hiện tại nhiều hơn quá khứ, chúng rành những cái tiêu cực và nhớ dai những điều đó hơn là tích cực...
Nếu nhưng năm trước không có trào lưu VLTK ở Việt Nam thì nhưng đứa trẻ ở nơi tôi đâu có biết được nhiều điều tục tĩu của Internet đến như vậy. Từ game, rồi từ những lời nói chuyện hay câu chat trên game dẫn chúng đến 1 thế giới khác, hay bị lừa lọc. Khi xưa có gió là còn thả diều, nhưng bây giờ gió thổi mát đấy nhưng những con diều đó được thả trên game mất rồi. Quán net đông, học sinh ít học, cứ ngồi với nhau tụm lại nói về game. Đôi khi mình muốn nói về cái gì đó thì bị đề tài game lấn át. Những kiến thức trong game đâu giúp nó thành Bác sĩ hay Kĩ sư, Giáo viên.....
Nhiều đứa học theo công nghệ hiện đại mà chúng cho rằng teen như ra ngoài đường đeo phone để xe bóp còi mà điếc không nghe để rồi đụng chuyện. Nếu có ngày nào đó gọi là ngày toàn thế giới không chơi game, tôi ủng hộ nhiệt tình. Toàn thế giới cần phải học hỏi để đưa nhân loại đi lên. UFO có vẻ nhiều rồi.

Vượng Nguyễn  3466

Mình nghĩ là xét cho cùng, cái chi cũng có lợi có hại, miễn rằng không đến mức thái quá thì đều có thể chấp nhận được.

Với những người xung quanh như bạn gì ở trên nói, theo quan sát của mình, ở VN nói chung thì hầu như lợi chả có chỉ thấy hại nhiều...

Riêng bài viết trên, mình cũng thấy có một điều khả dĩ, đó là người ta đã khu biệt cách xác định, nên mới có chuyện game kích thích sáng tạo gì đó. Tất cả nằm ở chữ "độ".