Thanh tra bản quyền phần mềm cài sẵn trong máy tính tại công ty Thủy Linh (Hà Nội). Ảnh: H.P.

"Bản quyền phần mềm vẫn là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm nhiều nhất. Chúng tôi tiếp tục tăng cường đẩy mạnh các hoạt động thanh tra và tuyên truyền pháp luật về Quyền Tác giả trong năm 2009", ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL cho biết.

Ngày 20/2, đợt thanh tra thực thi bảo hộ quyền tác giả, trong đó có lĩnh vực phần mềm, đầu tiên năm 2009 được tiến hành tại TP.HCM sau khi Chỉ thị 36/2008/CP-TTg được ban hành. Chỉ thị này tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả cùng với các quyền liên quan được Chính phủ quan tâm nhằm tạo ra một môi trường sáng tạo, hấp dẫn các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước, cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đó, Thanh tra Bộ TT-DL-TT đã gửi trực tiếp văn bản khuyến cáo tới 13 đơn vị bán máy tính trên phố Võ Văn Tần, quận 3, TP. HCM. Văn bản này nêu rõ: "Các chương trình máy tính là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam. Trong khuôn khổ các hoạt động thường kỳ nhằm nâng cao ý thức pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính, chúng tôi khuyến cáo các công ty đang có hoạt động kinh doanh máy tính không sao chép, cài đặt, sử dụng các chương trình máy tính mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Mọi hành vi xâm phạm khi bị phát hiện sẽ được xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành". Toàn bộ 13 đơn vị kinh doanh trên đã ký nhận bản khuyến cáo.

Đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh máy tính trên địa bàn Hà Nội là công ty TNHH Thương mại quốc tế Thủy Linh và phát hiện 36 máy tính cài đặt chương trình Microsoft Window XP Professional không có bản quyền. Trước những chứng cứ trên, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại quốc tế Thủy Linh, ông Nguyễn Anh Linh, đã thừa nhận số máy vi phạm trên và ký vào biên bản thanh tra.

Đại diện đoàn kiểm tra cho biết, công ty Thủy Linh đã ký biên bản nhận khuyến cáo chống vi phạm Quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến chương trình máy tính cuối tháng 12/2008. Tuy nhiên, trong lần kiểm tra đầu năm 2009, công ty này vẫn cố tình vi phạm. Vì vậy, Đoàn Thanh tra liên ngành sẽ ban hành quyết định xử phạt 100 triệu đồng đối với công ty Thủy Linh dựa trên căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin.

"Để đẩy lùi một cách hiệu quả nạn vi phạm BQPM thì phải thực thi triệt để tận gốc và các công ty phân phối máy tính. Đây là nguồn quan trọng tác động lớn tới ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của người sử dụng", ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho biết.

"Thực trạng phổ biến của các công ty này là cài đặt sẵn các phần mềm không có bản quyền vào máy tính mới để bán cho khách hàng. Hành vi này thực chất là khuyến khích người mua máy tính mới sử dùng phần mềm lậu hoặc việc này làm cho nhiều khách hàng không biết là họ đã mua phải máy tính đã có cài đặt sẵn phần mềm vi phạm bản quyền . Đây là những hành vi đáng lên án và chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra và có những hình phạt thích đáng với các doanh nghiệp này trong thời gian tới".

Ông Thành cho biết trong quý I/2009, Bộ VH-TT-DL sẽ tổ chức tổng kiểm tra việc thực thi pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan đối với tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên phạm vi cả nước, đồng thời đề xuất các biện pháp cần thiết để thực thi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2009.

Theo VietnamNet



Bình luận

  • TTCN (16)
Quang Trung  22192

Hic... kiểm tra bất kì cái nào chẳng phát hiện phần mềm lậu. Tội nghiệp cho những ai bị sờ gáy trước. Những người khác còn không biết lo xa mà thanh lọc hệ thống phần mềm trong cty mình.

Hải Nam  30903

Nếu không chuyển qua dùng Linux thì thanh lọc bằng niềm tin! Có bao nhiêu doanh nghiệp VN bỏ tiền ra mua Windows? Có ai biết giá Windows rẻ nhất mà các doanh nghiệp (thông thường) ở VN có thể mua được là bao nhiêu không, cung cấp thông tin giúp với. Chắc không dưới 700-800k VND nhỉ?

Bài viết trên sai mấy lỗi chính tả. Mà ngay cả tên bộ cũng viết sai. "Thanh tra Bộ TT-DL-TT" => không rõ bộ nào?

ATK  1019

Tiền đâu mua phần mềm gốc!Đâu chỉ hệ điều hành mà nào là MS Office,Adobe Reader,v.v.. tiền đâu ít!Tiền phần mềm gấp nhiều lần tiền mua máy tính! Smile Giàu như Hoàng Anh Gia Lai mới xài phần mềm gốc thôi!Về nhà mấy Bác trong bộ thanh tra,chắc máy tính cũng xài toàn phần mềm lậu! :D.Mấy công ty chuyển qua dùng Linux có vẻ khả thi!Hơi khó lúc đầu nhưng đâu đến nổi là ko thể sử dụng được!

ATK  1019

Ah!Mà có bác nào biết Bộ thanh tra dựa vào đâu để biết phần mềm có bản quyền hay không?chỉ giáo giùm!

Hải Nam  30903

MS Office không nhất thiết phải dùng. Acrobat Reader thì hoàn toàn miễn phí.

Còn thanh tra dựa vào đâu để biết? Mua phần mềm thì sẽ có cái giấy phép sử dụng kèm theo, hoặc ít ra có cái hoá đơn thanh toán (tuỳ phần mềm).

Chuyển qua Linux có lẽ là quyết định dại dột nhất của khá nhiều công ty. Nếu bản Windows mà cỡ 1 triệu thì mua quách cho xong. Mua 1 lần xài ít ra cũng 3-4 năm, nghĩa là chưa đến 1% tiền lương của nhân viên. Chứ chuyển sang Linux rồi phải đào tạo lại nhân viên, đặc biệt là bộ phận IT. Đến khi có sự cố thì tiền khắc phục còn quá tiền tiết kiệm khi dùng Linux.

ATK  1019

Giả sử có nhiều phần mềm chỉ cần đăng kí mua qua mạng rồi trả tiền bằng thẻ thì sao!Đâu có giấy tờ gì!
Mà dùng máy tính đâu chi dùng các phần mềm đó mà còn nhiều phần mềm khác(các phần mềm đó là lấy ví dụ thôi).Nếu chuyển sang Linux thì ở mức độ xài cơ bản thì cũng không đến nỗi khó!Chẳng qua Linux chưa phổ biến nên trong tư tưởng người dùng còn thấy ngại,mà thấy ngại thì không dám dùng.Còn nếu người dùng được học ở 1 mức cơ bản nào đó thì chuỷên sang Linux ở mức độ cơ bản cũng tiếp thu nhanh!

Hải Nam  30903

@ATK: tôi mua khá nhiều phần mềm qua mạng rồi, ít nhất là có 1 cái hoá đơn (dạng email), còn tốt hơn thì có thêm 1 cái giấy phép sử dụng (PDF đính kèm email). Có phần mềm còn cung cấp hẳn 1 địa chỉ vĩnh viễn trên website của họ ghi tên người sử dụng, ngày mua...

Vẫn cứ dùng Windows, cái nào thay thế bằng đồ miễn phí được thì thay. Bởi vì chuyển sang Linux thì còn phức tạp hơn, vì bạn phải thay thế *toàn bộ* phần mềm hiện có.

Dùng thì ai dùng chẳng được! Đến lúc có sự cố (mất dữ liệu, mạng hỏng, máy in không truy cập được...) thì ai khắc phục đây? Có người (chắc là người của M$) nói là chuyển sang Linux thì TCO (Total Cost of Ownership) lớn hơn dùng Windows nhiều lần. Tôi thì không quan tâm đến số liệu cụ thể, vì không có gì đảm bảo nó chính xác, nhưng không nên coi thường chi phí khi dùng Linux. Hơn nữa, "giá rẻ" (nếu có) không phải là điểm mạnh duy nhất của Linux.

ATK  1019

Thế tiền phạt ấy sẽ làm gì nhỉ!?Liệu Bộ VH-TT-DL có chi trả cho các tập đoàn phần mềm mà ta vi phạm bản quyền ko!?Nếu giả giử như tiền phạt đó làm quỹ Bộ VH-TT-DL hay nộp vào kho Bạc nhà nước,... thì chẳng khác nào... Bộ VH-TT-DL bóc lột sức lao động của các tập đoàn phần mềm!xin chỉ giáo giùm!

Hải Nam  30903

Đơn giản!
- Tiền phạt mình thu về dùng vào việc khác (việc công!)
- Sau khi bị phạt thì doanh nghiệp phải gỡ phần mềm ra, hoặc mua bản quyền nếu muốn dùng tiếp
- Nếu các công ty phần mềm kiện doanh nghiệp ABC vi phạm, thì doanh nghiệp phải trả tiền cho họ (còn tuỳ toà xử nữa)

Trong mấy vụ kiện chống độc quyền, liên minh châu Âu có hàng tỉ USD từ Microsoft, tiền này vào túi họ. Nên có comment tôi nói: "M$ là cái máy ATM của EU".

lyminhtriet  5

Với những công ty nhỏ thì ít nhân viên nhu cầu kg cao khuyến cáo chuyển sang Linux vì hiện nay đã có đủ phần mềm văn phòng để dùng. Mặt mạnh: hạn chế nhân viên chơi game Big Grin
Với các công ty lớn, tập đoàn không có cách nào khác phải dùng WIndows và MS Office.
Muốn dùng được Linux cho các hệ thống lớn thì nhà nước phải làm việc đào tạo cho học sinh trước để người ta làm quen (nói chung việc này vĩ mô nên không cần nghĩ tới. Mệt Smile )

ATK  1019

@Hai Nam
Các công ty,tập đoàn phần mềm ko phải có văn phong đại diện hay chi nhánh ở tất cả các nước,nên có nhiều nước có công ty vi phạm bản quyền mà các tập đoàn phần mềm chắc chắn là ko biết để kiện cáo!
Còn việc tiền phạt,như vậy chẳng khác nào Bộ VH-TT-DL "bóc lột" sức lao động trí tuệ của các công ty,tập đoàn phần mềm!Tự nhiên chẳng làm gì ,đi kiểm tra rồi có tiền và "ăn" trọn!trong khi đó các công ty phần mềm viết ra phần mèm để cho các doanh nghiệp "vi phạm" chẳng được gì!

Hải Nam  30903

@ATK: Phạt như vậy thì (hi vọng là) các công ty sẽ không vi phạm nữa. Giả dụ phạt 10 công ty mà có 2-3 công ty bỏ tiền ra mua Windows thì đã là thắng lợi cho Microsoft rồi.

Thử nghĩ xem, phạm luật giao thông, bị phạt (có biên bản!), tiền đó cũng không trực tiếp giúp đỡ những người bị tai nạn do người khác vi phạm ATGT. Hay là M$ độc quyền, EU phạt, tiền đó có chuyển sang các công ty phần mềm không? Còn lâu nhé!

banbebinh  1

- nếu một công ty nhỏ, chỉ sử dụng các ứng dụng đơn giản thì nên chuyển qua linux, các cài đặt hay việc đào tạo sử dụng cũng không mất nhiều thời gian.
- nếu một công ty có quy mô, có sử dụng hệ thống phần mềm để quản lý, thì bắt buộc phải mua bản quyền rồi, vì đơn giản là bài toán chi phí.
- và, có lẽ bộ gì đó, nên kiểm tra mình trước xem, có vi phạm bản quyền ko?.........

Vượng Nguyễn  3466

Câu cuối hay lắm...Phải thanh tra "toàn diện", ke ke!

Vo Manh Cuong  8

Còn lâu linux mới dùng đại trà được, khi mà mọi thứ ứng dụng từ giải trí đến công việc học hành đều nằm trên Windows. Trong khi đó linux chỉ mạnh trong lĩnh vực bảo mật, hosting .. và ít ai biết đến ^^!
Một phần nữa là miễn phí thì rất khó khăn trong việc giải quyết sự cố và các lỗi hệ thông.
Ai đã quen xài Windows rồi mà sang linux thì cứ coi nó như là mật mã, cái gì cũng khó xài và khó hiểu.
Nói chung cố gắng mỗi người có 1 cái bản quyền Windows là ok rồi.

nguyen tien  13

sao các bác ấy không tới sờ gáy mấy trường đại học nhỉ ví như khoa em mở máy của các bác là một đống phần mềm crack.