Tên lửa đẩy Taurus XL không tách ra như dự kiến.

Vệ tinh đo khí thải CO2 trị giá 270 triệu USD của Mỹ đã đâm xuống biển ngay sau khi rời bệ phóng. NASA cho biết sự cố này là do trục trặc về kỹ thuật. Tên lửa Taurus XL chuyên đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã được phóng 8 lần kể từ năm 1994 tới nay, trong đó có 2 lần thất bại.

Các quan chức NASA cho biết sai sót nằm ở tên lửa Taurus XL. Một phần của tên lửa đẩy này không tách ra được khiến vệ tinh bị rơi xuống biển gần khu vực Antarctica, Nam Cực. Vệ tinh OCO dự định sẽ theo dõi những khu vực nhạy cảm trên trái đất nơi có nhiều lượng khí CO2 thải ra.

Taurus XL là tên lửa đẩy nhỏ nhất mà Cơ quan vũ trụ Mỹ sử dụng hiện nay. Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 1994, loại tên lửa này đã được phóng 8 lần nhưng chỉ thành công có 6 lần. Đây là lần đầu tiên NASA sử dụng Taurus XL và đã không thành công.

Cơ quan vũ trụ Mỹ sẽ thành lập một ủy ban điều tra sự cố để xác định xem nguyên nhân thực sự nằm ở đâu. Sứ mệnh vệ tinh OCO đã thất bại chỉ sau 3 phút kể từ thời điểm phóng. Nhiều người đã theo dõi vụ phóng vệ tinh này từ Căn cứ không quân Vandenberg, California, nhưng chỉ vài phút sau khi tên lửa bay lên bầu trời nó đã bị rơi xuống biển.

Chỉ khoảng 50% khí thải carbon trên trái đất này là do thải ra. Phần còn lại là do các vùng đất và đại dương được ví như một “bãi lầy”. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng có 20% khí thải carbon bắt nguồn từ những vùng trũng chưa thể nhận dạng được. Từ hơn một thập kỷ qua, các nhà khoa học đã tích cực đưa vệ tinh đo đạc carbon vào quỹ đạo để tổng hợp và phân tích tình hình khí thải trên trái đất để đưa ra những cảnh báo kịp thời.

Theo VnMedia (BBC)



Bình luận

  • TTCN (0)