Thu hoạch nông sản trong trò Farm Ville có sức hấp dẫn mạnh mẽ với dân mạng

Thời gian nghỉ hơn 10 ngày dịp Tết Nguyên đán vừa qua cũng chưa đủ dài cho cả gia đình chị N.M.Lan, cán bộ Công ty TNHH Mai Anh khi phần lớn thời gian nghỉ ngơi được cả nhà dành cho các trò game online. Theo ông Lê Minh Công, Phó Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Bộ Y tế, điều trị nghiện game online, internet là một vấn đề phức tạp và khó khăn.

Từ những thú vui nhỏ

Nhà anh Bảo, chị Lan là một hội mê game online, chồng chơi Võ lâm truyền kỳ, vợ chơi trang trại (Farm Ville). Chồng thì ôm máy tính, dán mắt vào đám quân múa kiếm trên màn hình. Chị Lan cũng không chịu kém, về nhà là bật laptop, ngó nghiêng xem trang trại có thu hoạch được gì không. Trò chơi hấp dẫn đã lôi kéo cả bé Việt. Kết quả là sau mấy tháng luyện “trang trại”, bé Việt học sút đi trông thấy. Giáo viên chủ nhiệm gặp chị nhắc nhở: “Dạo này trên lớp cháu không tập trung học, hay ngủ gật”...

Nghiện internet nói chung, nghiện game online nói riêng đang là vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, khi các dịch vụ internet, các trò chơi trực tuyến đang ngày càng thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, đã có nhiều trường hợp chết do kiệt sức vì chơi game. Ông Lê Minh Công cho biết, ngày càng nhiều người ở nhiều nước trên thế giới than phiền các trò chơi nhập vai trực tuyến khiến họ sa sút việc học, mất việc, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ly hôn, nhiều trường hợp tìm đến cái chết...

Trung tâm Tham vấn tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên (thuộc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 - Bộ Y tế) thường xuyên tiếp nhận các trường hợp nghiện game online. Theo thống kê không đầy đủ, có khoảng

5-7% trên tổng số hơn 500 người đến khám và điều trị là người nghiện game online. Nhiều trường hợp khi đến khám đã có các biểu hiện rối loạn cảm xúc hoặc hành vi, có nhiều trường hợp đã bỏ học, bỏ nhà đi lang thang hoặc tham gia trộm cắp lấy tiền chơi game online.

Tới các triệu chứng tâm lý 

Em T.T. Hiếu, SN 1997, đang là học sinh lớp 6 tại huyện Đông Anh được bố mẹ đưa đến khám với lý do bỏ học, bỏ nhà đi bụi, ăn trộm tiền của mẹ và chơi game online quá mức. Cậu bé được khám và chẩn đoán rối loạn hành vi và cảm xúc ở thanh thiếu niên, được điều trị hóa dược bởi các triệu chứng có hung tính, thờ ơ, mất cảm xúc và rối loạn giấc ngủ.

Qua tìm hiểu, được biết em này chơi game từ khi bắt đầu vào lớp 4. Lúc đầu chỉ là chơi trò chơi bình thường cho vui nhưng vào tháng 9-2008, em bắt đầu tham gia trò chơi trực tuyến. Hàng ngày em ngồi 4-5 tiếng trên máy tính, bỏ học và tìm cách nói dối cha mẹ là đi học thêm để lấy tiền chơi game. Việc học của em ngày càng bê trễ, em thường xuyên trốn học nhưng vì công việc bận rộn nên bố mẹ em không biết.

Không chỉ các em trai mới nghiện game. Một trường hợp khác là P.H.Anh, học sinh lớp 10. Cô được ba mẹ đưa đến tham vấn với lý do hay bỏ học, tụ tập đánh nhau, ăn mặc như con trai và ngỗ nghịch. Bắt đầu vào lớp 10, cũng là lúc H.Anh làm quen với internet, cô sử dụng internet 5-6 tiếng/ngày, chủ yếu tham gia các forum, chat...

Sau đó, qua bạn bè, cô biết đến các trò chơi trực tuyến và càng ngày càng bị hút vào trò chơi. Vì gia đình không cho sử dụng internet nhiều nên mỗi ngày cô dành khoảng 2 giờ vào mạng tại nhà, 4 giờ tại các điểm truy cập internet.

Trong thời gian chơi game trực tuyến, cô làm quen và tham gia vào một diễn đàn với các cô gái từ 15 đến 20 tuổi. Họ tự cho mình là những người đồng giới nữ (lessbian) và coi đó là mốt của thiếu nữ thời nay. Đây chính là lý do để cô thường xuyên bỏ nhà, bỏ học đi chơi với nhóm bạn trên mạng, tóc cắt ngắn và xưng hô anh em như những cặp tình nhân.

Gia đình - yếu tố quan trọng trong việc cai nghiện

Theo ông Lê Minh Công, gia đình là yếu tố cực kỳ quan trọng trong vấn đề cai nghiện internet và game online. Đối với người lớn việc tự ý thức điều tiết, giảm dần mức độ, thời gian vào các trò chơi là cách thức thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả.

Chị  Lan cho biết, sau khi được cô giáo của con “nhắc nhở” đã cai nghiện cho cả nhà bằng cách thay vì lao đầu vào trồng những giống cây ngắn ngày, mất thời gian, vợ chồng chị và bé Việt trồng những giống cây dài ngày. Chị giao hẹn với con, sẽ chỉ được “ghé qua” trang trại khi đã học xong bài và “thưởng” cho chơi ở trang trại trong những ngày cuối tuần.

Ngoài ra, để hạn chế trẻ em quá say mê game, các vấn đề gia đình cần được quan tâm giải quyết đặc biệt là về thời gian dành cho việc chăm sóc con cái, sinh hoạt gia đình…

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân tâm lý thường gặp khi trẻ nghiện internet là do tác động từ phía gia đình, cha mẹ bận việc, không có thời gian gần gũi con cái; gia đình lục đục, ly thân, ly dị; trẻ bị trừng phạt bằng roi vọt... H.Anh tâm sự, tán gẫu trên internet là lúc cô cảm thấy vui vì được trò chuyện với nhiều người và cho cô cảm giác không còn cô đơn.

Khi tham gia forum cùng nhóm bạn lessbian, cô có cảm giác mình được tôn trọng vì được những thiếu nữ khác gọi là “anh”. Chính những cảm giác đó đã cuốn hút cô và làm cô không thể thoát khỏi thế giới ảo và sau này là thật. Sở dĩ vậy vì ba mẹ của H.Anh có quá ít thời gian dành cho cô khiến cô luôn cảm thấy cô đơn trong cuộc sống, ít được chia sẻ với mọi người.

Trong lúc trẻ em ngày càng có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin cả ở trường và ở nhà, việc điều tiết thời gian và thói quen đối với những thú vui qua mạng là điều rất đáng quan tâm với các gia đình để tránh bước vào lực hấp dẫn của các trò game online.                 

Theo AnNinhThuDo                             



Bình luận

  • TTCN (8)
bbvc  31

Chơi game dạng như một thú vui thôi, nó hấp dẫn và lôi cuốn, nó kích thích vào đúng bản năng của mỗi người, tìm tòi và khám quá, đúng tuổi đang lớn, cái tuổi tò mò thích khám phá của con người. Nhưng đa phần là các em và 1 số thành phần không thể kiểm soát được thú vui của mình và gia đình cũng quản lý không đúng cách

Theo mình việc khiến hiện tượng ngày càng trầm trọng là do:

Thứ 1: Gia đình quản lý không chặt chẽ ( đây là lỗi của phía gia đình, không trách con em được )

Thứ 2: Gia đình quản lý quá chặt chẽ ( con người sinh ra, cái j càng bị cấm thì ham muốn càng tăng, đó là quy luật tất yếu )

Nghe như mâu thuẫn nhưng quan trọng là mốc quản lý nằm giữa 2 lý do đó, gia đình nên tạo điều kiện cho con em thoả mản niềm vui nhưng cũng phải nằm trong quản lý của gia đình

VD như: mỗi ngày quy định chỉ được chơi x tiếng chơi game sau khi đã hoàn thành bài học ở trường hay đại loại thế, có thể thưởng y tiếng chơi game khi đạt được điểm cao trong bài ktra hay đại loại thế ^^

Mình nghĩ ở thời điểm hiện tại, thứ nhất do tư tưởng cổ hủ từ trước đến giờ, thứ 2 các phụ huynh chưa hiểu hết về lợi ích và cái tốt cũng như bề trái của game nói riêng hay internet nói chung, cứ coi tivi, coi báo thấy báo chí, truyền hình nói game xấu thì cũng biết vậy chứ có chịu tìm hiểu j đâu

Mình nghĩ khi lớp sau lớn lên, phụ huynh sẽ có cái nhìn tốt hơn về vấn đề này ( như mình chẳng hạn ^^! )

Mình đã từng sa vào game trong suốt hơn 2 năm trời, do gia đình không quản lý, sau này thì cũng chán và tự biết nên làm thế nào

Nói thật là đối với mình "trung tâm cai nghiện game" thật nực cười Big Grin

Tuấn Phạm  361

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn bbvc. Game là một hình thức giải trí lành mạnh nếu được kiểm soát trong giới hạn. Đối với trẻ em thì nên được người lớn kiểm soát loại game và thời gian chơi mỗi ngày.

Chơi game nhiều khi còn được lợi. Khoa học đã chứng minh được chơi game hành động có thể có tác dụng làm tăng khả năng tập trung thị giác: http://bit.ly/9BVJfJ

Nhưng trong bài báo không nhắc gì đến chuyện game có thể làm tăng độ cận cả Smile

Bùi Anh Tuấn  624

Chuyện từ bệnh viện - “Điên điên, loạn loạn” vì game

"Kẻ thù đấy! Người xấu đấy! Xông lên! Giết"

Bùi Anh Tuấn  624

một lần nữa tôi lên tiếng phản đối quyết liệt mọi thông tin về quảng bá game, vì nó sặc mùi kinh doanh, chứ ít hướng đến vấn đề phát triển con người

dù bạn có thành công trong "thế giới game" thì bạn có tạo ra được điều gì tốt cho xã hội ?

nhưng một khi bạn/ai đó là nạn nhân của game thì lại tạo ra rất nhiều nỗi đau

thay vì game hãy khuyến khích cộng đồng giải trí bằng ca hát, âm nhạc, thể thao, bổ sung kiến thức không tốt và lành mạnh hơn sao ?

tôi tin rằng nếu thân nhân, con cháu của chính các nhà phát hành game là một trong những nạn nhân như trên thì họ sẽ suy nghĩ lại !!!

bbvc  31

Bạn Tuấn nói thế là k đúng rồi

Thứ nhất về vấn đề quảng bá game thì mình không có ý kiến cũng như phản đối, người ta bỏ tiền ra kinh doanh, chẳng vi phạm pháp luật j thì chả ai bắt bẻ được, NPH cũng không bắt buộc ai phải chơi cả.

Tớ thấy cấm là nên cấm mấy cái quảng cáo " Soạn Gprs gửi x7xx, .... tốc độ kết nối cực nhanh, với giá cực rẻ, tha hồ lướt web, tha hồ xem phim  " Rolling On The Floor đang tràn lan trên khắp các kênh truyền hình kìa. Chả khác gì 1 lũ lừa đảo, lợi dụng sự thiểu hiểu biết về công nghệ, thông tin của nhiều người để trục lợi

Thứ 2 về vấn đề chơi game thì trí não phát triển hơn. Mình nghĩ cái này là đúng, từ tư duy logic cũng có thể tự hiểu được, khi chơi game ( những trò chiến thuật, yêu cầu phải suy nghĩ chứ k phải mấy game giải trí thuần tuý như nông trại hay game flash văn phòng) thì não bộ bắt buộc phải hoạt động với tần suất cao hơn bình thường, ví dụ khi ta tập thể dục thể thao, các nhóm cơ hoạt động mạnh nên rất mỏi, sau 24h, các nhóm cơ sẽ phục hồi về trạng thái ban đầu gọi là giai đoạn hồi phục, và sau giai đoạn đó gọi là giai đoạn hồi phục vượt mức, tuy nhiên nó rất nhỏ, sau 1 thời gian vài tháng, nữa năm ta mới thấy được sự vượt mức đó ( đây là lúc học TD cấp 2 nghe bà cô nói thế :D)

Thứ 3, làm được gì cho xã hội ? Theo bạn "làm được j cho xã hội" là làm những cái j ? Tôi ngao ngán nhất và khinh bỉ khi nghe mấy câu dạng như "Cố gắng học tập sau giúp ích cho xã hội" Rolling On The Floor thế bạn đã giúp được gì cho xã hội này nhỉ ? Tớ thì chỉ mong sau này cơm ngày 3 bữa, vợ hiền, con thảo là được rồi Big Grin

Thứ 4, chắc bạn cũng chỉ mới nghe báo chí truyền hình tuyên truyền chứ chưa bao giờ chơi game online nhỉ ? Người ta có thể bỏ tiền cho rượu chè, thuốc lá, cờ bạc, gái gú để mang lại niềm vui vật chất thì tại sao không thể bỏ tiền ra chơi game để mang lại niềm vui tinh thần mà lại bị cấm và lên án ? Những tình cảm bằng hữu khó mà kiếm được ở thế giới bên ngoài, thứ được gọi là "xã hội công bằng, dân chủ văn minh" Rolling On The Floor

Còn về các hiện tượng không kiểm soát được bản thân, tâm thần có vấn đề thì 1 phần cũng do game ( đúng là mặt trái của nó), 1 phần là do bản thân những người đó, cả thế giới có hàng chục triệu người chơi game, còn những người có biểu hiện khác thường như thế có bao nhiêu ? Một tỉ lệ cực kỳ thấp, nếu k muốn nói là chẳng ảnh hưởng j

Xin nhắc lại là không nên nhìn vấn đề ở 1 khía cạnh mà nên nhìn nó ở nhiều phương diện khác nhau, sẽ thấy được cái lợi, cái hại, cái tốt, cái xấu của nó .

Mình luôn mong các phụ huynh, gia đình hãy quan tâm và thấu hiểu con em mình hơn trong vấn đề này nói riêng và dạy dỗ nói chung.

Ai muốn tranh luận thì mình luôn sẵn sàng Big Grin chỉ là tranh luận thôi nhé, không phải cãi nhau ^^!

Hiếu Tròn  25905

Đúng là đọc xong bài này từ VNN thì thật sự rùng mình.

Bùi Anh Tuấn  624

"Bỗng một ngày em khao khát được giết người"

Bệnh nhân B quê ở Quảng Ninh nay đã ổn định tâm lý sau khi được điều trị tại Viện Tâm thần Bạc Mai kể:  Mê mẩn các màn bắn giết bạo lực, bỗng một ngày em “khao khát”… được giết người.

Ở lớp, em phải ngồi cạnh đứa con gái lớp trưởng, con nhà giàu và rất kênh kiệu. Đã vậy, nó lại thường xuyên ghi em vào danh sách vắng mặt. Mỗi lần lên lớp, nhìn điệu bộ cười nói, cách đi, cách nói chuyện, cách ăn mặc… cho đến cả cái nơ buộc tóc màu đỏ của nó… em rất khó chịu, căm ghét và hận thù. Lúc nào, em cũng hình dung bạn ấy là kẻ thù trong game cần tiêu diệt. Thậm chí, có lúc,  em đã lên kế hoạch giết người một cách bài bản như trong các game online mà em vẫn chơi…

Hải Nam  30903

Những game bạo lực kiểu này có giới hạn độ tuổi không nhỉ? Nghe cách nói chuyện chắc “game thủ” này học lớp 6, 7 gì đó.