Hiện nhiều game thủ đã quyết định dừng đầu tư vào game.

Sau thời gian game online, đặc biệt là những game bắn súng và bạo lực bị lên án mạnh mẽ, nhiều game thủ đã quyết định rao bán tài khoản game.

"Đại gia" cũng bán

Trong những ngày gần đây, game thủ Kiếm Thế đã phải “rúng động” khi đại gia BeoKaKa quyết định rao bán tài khoản Vô Song Kiếm Thế của mình với giá 550 triệu đồng, chấp nhận lỗ 1,5 tỉ so với số tiền anh đã bỏ ra từ trước đến nay đầu tư vào game.

BeoKaKa được xem là cao thủ “đốt tiền” kinh hoàng nhất trong game Kiếm Thế. Vào tháng 3/2010, BeoKaKa đã bỏ 1,5 tỉ đồng để lên chức Vô song vương giả (sở hữu Phi phong cấp 10) đầu tiên trong game. Sau đó, đại gia này tiếp tục đầu tư 400 triệu để sở hữu vũ khí Tần Lăng cấp 3, đầu tháng 7/2010 anh tiếp tục chơi “ngông” khi bỏ ra 35 triệu đồng trong 5 phút để cường hoá một món đồ trong game từ đẳng cấp 12+ lên 16+. Gần đây nhất, đại gia này tiếp tục chi thêm 100 triệu đồng để mua một tài khoản nữ cho người yêu để làm đám cưới ảo trong game.

Ăn chơi là thế, nhưng có vẻ như trong thời điểm game online còn chưa biết đi về đâu, đặc biệt là vấn đề tài sản ảo, tiêu chí bạo lực (Sở TT&TT TPHCM vừa đưa ra các tiêu chí về phân loại bạo lực trong game, đồng thời yêu cầu VNG không được bán thẻ để kinh doanh vật phẩm ảo có giá trị trong game), BeoKaKa đã quyết định dừng cuộc chơi của mình.

Tuy nhiên, BeoKaKa không phải là trường hợp duy nhất bán tài khoản của mình trong game ở thời điểm hiện tại. Có rất nhiều game thủ được xem là “đại gia” trong các game như Võ Lâm Truyền Kỳ, Thiên Long Bát Bộ, Chinh Đồ… cũng thi nhau bán tài khoản game của mình, trong bối cảnh đầy lo lắng trước các quy định về quản lý game online của các cơ quan chức năng địa phương. Mặc dù họ biết, bán tài khoản game lúc này sẽ chịu tổn thất rất lớn, nhưng chẳng còn cách lựa chọn nào khác. Game thủ Phạm Văn Hoàn, một đại gia trong Võ Lâm Truyền Kỳ, tại TPHCM, cho biết: “Phải bán thôi, không dám đầu tư và giữ lại nữa, lỗ cũng phải bán, còn hơn là lỡ cơ quan chức năng cấm luôn thể loại MMORPG vì bạo lực như game bắn súng vừa rồi thì game thủ chúng mình mất trắng”.

Bên cạnh các game thủ “đại gia” bán tài khoản game, số lượng game thủ quyết định dừng đầu tư vào game, cũng như từ bỏ game cũng đang ngày càng nhiều. Trớ trêu thay, có nhiều game thủ bỏ cả tiền triệu đầu tư vào game, thế nhưng kết thúc cuộc chơi chỉ bằng một chầu “nhậu” khi chuyển tài khoản game của mình cho người khác.

Game thủ có phải là người bơ vơ?

Trong thông tư 60 về quản lý trò chơi trực tuyến, quyền lợi của game thủ dường như bỏ trống, ngoại trừ một yêu cầu nhà phát hành đóng cửa game phải đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ. Nhưng việc bảo đảm này cũng khó làm hài lòng game thủ bởi nhà phát hành áp dụng bằng cách chuyển số tiền người chơi đầu tư vào mua vật phẩm trong game đóng cửa còn dư, sang một trò chơi khác của mình. Nếu người chơi không chơi game kia thì xem như mất trắng.

Chính vì không có quyền lợi cho mình, trong bối cảnh game online bị lên án như hiện nay, hàng loạt quy định “cấm”, “ngăn chặn” game online được các cơ quan chức năng đưa ra, game thủ hoàn toàn không được bảo vệ, trái lại họ còn trở thành nạn nhân của những quy định đó. Điển hình nhất việc game “Đột Kích” bị chặn tại TP.HCM, nhiều game thủ đang chơi game này đã bỏ ra cả hàng triệu vào game từ trước đến nay đã bị mất trắng.

Chính vì thế, câu hỏi về quyền lợi cho người chơi game ở Việt Nam vẫn chưa biết khi nào sẽ có câu trả lời.

Nhiều game thủ được xem là “đại gia” trong làng game thi nhau bán tài khoản game của mình. Mặc dù họ biết, bán tài khoản game lúc này sẽ chịu tổn thất rất lớn, nhưng chẳng còn lựa chọn nào khác.

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (66)
botgiang

Bình thường thôi

Trước tiên cũng xin đồng tình với nhà nước về việc siết chặt game online. Những phát biểu của những người phản đối quy định này theo tui nghĩ đa phần là người đã đi làm hoặc dân chơi có tiền đổ vào game. Còn đại đa số các bạn còn đi học chơi game online thì không chơi game này ta có thể chơi game khác. Có chăng là nhóm người kia đã bỏ tiền nhiều quá rồi nên tiếc đứt ruột đấy thôi. Bản thân tôi đã đi làm, cũng đổ tiền đầu tư vào game CF. Mà thấy game này bị liệt vào game bạo lực.... thì cũng đúng thôi. Tôi không buồn. Chuyển sang game dàn trận offline hoặc chơi những thể loại như Commandos. Ngoài ra, kinh nghiệm bản thân cho thấy, khi chơi game và tập trung thì sẽ hay sinh ra tính cáu gắt hoặc thiếu kềm chế dễ gây lộn. Ví dụ đơn giản khi bạn đang chơi đến đoạn gay cấn trong CF, bạn chỉ còn 1 mình và bên kia còn 2 đứa chẳng hạn. Mẹ bạn gọi bạn nhờ chở đi chợ hoặc 1 lý do nào đó. Tui dám chắc 99,99% những người chơi CF sẽ không bao giờ đứng dậy để mà làm theo lời mẹ mình nói đâu. Mà có thể là: "để con chơi hết ván này" hoặc là "con đang chơi mà, mẹ nhờ người khác đi","con phải giết 2 đứa này đã",....... Có rất nhiều thứ để đánh giá tác động của game online. Người hiểu biết và biết kiểm soát mình đôi lúc còn bị mất kiểm soát huống chi là các em học sinh hoặc sinh viên. Sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lý sao này. Đành rằng chơi game không phải là điều gì tai hại cả. Nhưng liệu có a dám đứng ra đảm bảo nó sẽ không tác động gì không?! Lớn lên, suy nghĩ chín chắn và làm cha làm mẹ thì các bạn mới thấy hết được những nỗi lo của họ. Đừng phát biểu khi chưa hiểu nhiều khía cạnh.

Nhân đây tôi cũng muốn nói với nhà phát hành rằng, không nên vì lơi nhuận mà nhập những game không mang tính giáo dục cao hoặc quá bạo lực. Làm gì thì làm, cái TÂM phải đi trước.

Tôi cũng không đồng tình cách quản lý của nhà nước theo kiểu không kiểm soát được thì cấm. Nên học hỏi cách quản lý của nhiều nước và chọn hoặc sáng tạo ra cách quản lý cho riêng VN mình.

Cuối cùng, xin chúc sức khỏe mọi người.

KITARO

mình đồng ý với bạn tất cả ngoại trừ 1 điều: bạn không đồng tình về kiểu quản lí không được là cấm Rolling On The Floor Rolling On The Floor Rolling On The Floor

vì sao nó như vậy ? bởi vì nếu chưa đủ khả năng quản lí thì cấm còn hơn quản lí mà chưa biết nên làm thế nào Rolling On The Floor Rolling On The Floor Rolling On The Floor

tất nhiên họ cấm là đã gián tiếp thể hiện họ đang bất lực, nhưng....chỉ là tạm thời, họ sẽ mở trở lại một khi họ được trang bị khả năng quản lí tốt hơn, sẽ không ai dại gì cấm một cái gì đó khi đã đủ khả năng quản lí Rolling On The Floor Rolling On The Floor Rolling On The Floor

điều này đã từng xảy ra với trường hợp điện ảnh tư nhân trước đây Rolling On The Floor =)) =))

vì vậy các bác gamer đừng quá lo lắng, mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy =)) =)) =))

Trung Nguyễn  1060

Các bạn comment vui lòng kềm chế, hạn chế dùng từ ngữ thiếu kiểm soát, xúc phạm! Cảm ơn!

phước thiện

Mua cái xe hơi 2 tỉ thì 2 tỉ đó là công sức, nghiên cứu, giá cả nguyên liệu ng ta đầu tư vào làm.

Còn đồ trong game, xin lỗi ng ta chỉ cần nhập vài dòng lệnh là đồ xịn cỡ nào mà ko có chứ.

Tôi ko dám chửi ai ngu này nọ nhưng có một sự thật là, chính những ng làm ra cái đồ ảo ấy chửi ng mua ngu và họ thì cười đắc chí

GUest

Đốt tiền là một thú giải trí đấy. Nếu nói việc đốt tiền giải trí là ngu thì nhiều người ngu lắm, và ngu nhiều lần trong một tháng lắm, nhất là với giới có thu nhập khá và chịu nhiều stress. 

Casino thì em chưa vào nên không dám bình loạn. Nhưng em nghĩ đó cũng là hình thức đốt tiền giải trí.

Ví dụ dễ gặp nhất là chuyện mua sắm: Nhiều khi mua sắm linh tinh vớ vẩn, có khi chả xài bao giờ, mà chỉ đi âm thầm 1 mình hoặc vài người bạn thân cho nên cũng chả phải để chứng tỏ đẳng cấp gì với ai cả...  Nhưng lần sau mà ví rủng rỉnh vẫn cứ mua sắm kiểu đó, lý do chính là đốt tiền và đốt thời gian để giải trí thôi. 

Thienky

Xin lỗi bạn nhé.. nếu nhập vài dòng lệnh là có thể kiếm được tiền và vui vẻ cười đắc chí, sau đó bảo người này ngu, ngưởi kia ngu thì...

Mình tin với suy nghĩ này.. bạn chỉ có thể là người đi mua cái mà người ta làm, chứ không bao giờ làm ra cái mà người ta sẽ mua..

Bạn biết bạn là ai không???