Nhiều dòng điện thoại thương hiệu Việt dù chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã phát triển rất nhanh, khiến những “người khổng lồ” như Nokia cũng phải chia sẻ thị phần ở phân khúc nhất định. Dù còn nhiều thách thức, nhưng kỳ vọng những thương hiệu Việt sẽ làm nên chuyện không phải là không thể thực hiện…
Năm 2010 được đánh giá là năm nở rộ hàng loạt các thương hiệu điện thoại di động Việt như Q-Mobile, F-mobile của FPT… Với ưu thế giá rẻ, thêm vào đó hầu hết đều hỗ trợ chế độ hai sim và hai sóng, nhiều tính năng, những điện thoại thương hiệu Việt đang ngày càng được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
Điện thoại Q-Mobile là một ví dụ. Năm 2010, Q-Mobile đã khiến “gã khổng lồ” Nokia phải chia sẻ mạnh phân khúc thị trường bình dân vốn là thế mạnh. Các dòng điện thoại Q-Mobile đã chiếm tới 20% tổng số lượng điện thoại bán ra trong nước và xếp ở vị trí thứ 2 về thị phần trên thị trường điện thoại di động trong nước.
Thế nhưng, theo các chuyên gia công nghệ, đó vẫn chưa phải là những sản phẩm chính hiệu “made in Việt Nam” thực sự. Việc thị trường điện thoại di động Việt 2010 nở rộ hàng loạt các thương hiệu Việt rất đáng hoan nghênh những thương hiệu này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức để có thể khẳng định với người tiêu dùng và các nhà quản lý đó thực sự là một thương hiệu quốc gia.
Theo các chuyên gia, những sản phẩm điện thoại di động mang thương hiệu Việt Nam nhưng thực ra sản xuất ở Trung Quốc phần nhiều. Yếu tố Việt chỉ được thể hiện chủ yếu là ở khâu thiết kế.
Tuy nhiên, với một quốc gia có gần 100 triệu dân được đánh giá là một thị trường không nhỏ nhưng trong công nghệ, đặc biệt là viễn thông thì 95% thiết bị, sản phẩm lại phải đi nhập, nhiều năm nay các nhà hoạch định chiến lược rất mong muốn sẽ có những sản phẩm, công nghệ thực sự của người Việt, do người Việt thiết kế thì dù chưa được công nhận là thương hiệu của quốc gia, song việc các doanh nghiệp nỗ lực khẳng định sức mạnh của điện thoại thương hiệu Việt cũng là những tín hiệu rất đáng mừng.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, tiến sĩ Mai Liêm Trực chia sẻ, một vị đại sứ của Nhật Bản từng nói, công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là cấp bao bì. Cho nên điều đó cũng là điều mà nhiều năm nay các nhà hoạch định chính sách cũng rất mong muốn nhưng chúng ta chưa thành công.
Một đại diện của doanh nghiệp thương hiệu di động Việt không ngần ngại cho hay, “chúng tôi đặt mục tiêu làm sao để ông xe ôm đầu ngõ cũng có thể sử dụng được điện thoại của mình”. Nếu như iPhone thắng được là nhờ ứng dụng trên Apple Store, còn Nokia thì có Ovi Store thì điện thoại thương hiệu Việt sẽ có thế mạnh là bình dân, hợp túi tiền người dân vừa có nhiều ứng dụng như game, đọc báo online.
Ứng dụng và giá rẻ sẽ là hai yếu tố được coi là thế mạnh để điện thoại di động thương hiệu Việt khiến ngay cả những “người khổng lồ” như Nokia, Samsung… phải chia sẻ thị phần tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Việc nở rộ điện thoại thương hiệu Việt đang được cho là một trong những xu hướng mới của thị trường ICT Việt trong năm 2011. Mọi kỳ vọng, cả mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra ở thời điểm này đều quá sớm để có câu trả lời. Hãy chờ xem sao!
Theo VnMedia
Bình luận
"Theo các chuyên gia, những sản phẩm điện thoại di động mang thương hiệu Việt Nam nhưng thực ra sản xuất ở Trung Quốc phần nhiều. Yếu tố Việt chỉ được thể hiện chủ yếu là ở khâu thiết kế."
thì thằng iphone hay đa số các thằng khác cũng đều sản xuất ở bên khựa chứ ở đâu. nó cũng chỉ nắm chắc khâu thiết kế thôi chứ gì . tuy nhiên nó thiết kế cả phần cứng và mềm
bây giờ xu thế thương hiệu và chất xám là quan trọng nhất còn khâu sản xuất thì đi thuê ngoài gia công chứ đâu cứ phải làm từ a đến z mới là sản phẩm của mình làm ra
Đừng nói như thế !
Bạn muốn có 1 đứa con do chính bạn và vợ sinh ra hay tác nhân là 1 kẻ nào khác ? Tôi chỉ lấy ví dụ nho nhỏ thôi ... Đành rằng xu thế sản xuất hiện đại là liên kết sản xuất nhưng mình vẫn phải có bo mạch ,thiết kế do chính người VN làm ra , không phải hồn Trương Ba , da hàng thịt đâu bạn à ... Nên có ý nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề bản quyền và sản xuất bạn à !