Nếu trước đây, việc sử dụng các thiết bị di động cá nhân hoặc mạng xã hội trong giờ học không được chấp nhận thì hiện nay một số giáo viên đã ứng dụng những công nghệ này vào việc dạy học.
Ở một số trường học, việc sử dụng điện thoại trong giờ lên lớp có thể dẫn đến việc "dành chỗ ở phòng hiệu trưởng". Tuy nhiên Enrique Legaspi - một thầy giáo ở Los Angeles, Mỹ đã khuyến khích hành động này ở học sinh của mình, miễn là những học sinh ấy chỉ sử dụng Twitter vào mục đích của bài giảng.
Là một người đam mê công nghệ, Enrique Legaspi đã tìm ra cách kết hợp những ứng dụng của công nghệ cao vào chương trình học tại trường của những học sinh lớp 8 khi ông đang tham gia sự kiện Macworld tại San Francisco đầu năm nay.
"Tôi đã có những giây phút đầy phấn khích", ông nói. "Sau đó tôi đã tự nhủ với mình rằng việc này sẽ thực sự thu hút được sự chú ý của học sinh".
Mặc dù trước đây đã có rất nhiều giáo viên tại Mỹ áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào bài giảng, nhằm mục đích khiến bài giảng trở nên linh hoạt, sinh động và giúp học sinh nắm bắt kiến thức chủ động và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn còn bị hạn chế rất nhiều.
Một cuộc khảo sát của Pearson Learning Solution được tiến hành trên 1.920 giáo viên tại Mỹ được công bố vào tháng 4 đã cho thấy, chỉ có 2% giáo viên sử dụng những trang blog cá nhân cho việc lên lớp. Một nửa trong số những người được khảo sát cho rằng việc sử dụng các mạng xã hội như Twitter hay Facebook sẽ gây hại đến những kinh nghiệm học tập của học sinh.
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Enrique Legaspi vẫn luôn hi vọng. Khi ông giải thích kế hoạch sử dụng blog cá nhân vào việc lên lớp cho những học sinh tại trường trung học Hollenbeck ở Miền đông nước Mỹ, ông nhận thấy chỉ một trong số những em đó đã từng sử dụng Twitter.
Tuy nhiên, việc bắt đầu cho kế hoạch này không mấy khó khăn khi mà hầu hết học sinh đều sử dụng điện thoại di động. Những em không có điện thoại có thể sử dụng máy tính chung của lớp.
CNN đã khảo sát dự án này của Legaspi khi chứng kiến ông đứng trước màn chiếu và giảng bài về tỉ lệ tử trong Thế Chiến I. Khi giáo viên hỏi có tất cả bao nhiêu người đã chết trong cuộc xung đột này, một vài học sinh bắt đầu sử dụng Twitter để trả lời câu hỏi. Kết quả là có nhiều câu trả lời rất đa dạng hiển thị trên màn chiếu của giáo viên.
"Có nhiều người đã chết chỉ bởi vì họ sống trong điều kiện hết sức tồi tệ", một học sinh đã trả lời qua Twitter.
Legaspi nói rằng những học sinh dè dặt, ít phát biểu sẽ được lợi nhất từ việc này. Những học sinh này thường không mấy khi phát biểu lên ý kiến riêng của mình trước đám đông, tuy nhiên việc làm này đã thay đổi chúng, khuyến khích chúng góp tiếng nói riêng của mình.
Một vài học sinh khác cũng đạt được nhiều thành công.
Oscar Lozoria, một học sinh 14 tuổi với mái tóc dài nói: "Đó là một cách tuyệt vời để mọi người chú ý đến bạn. Trước đây em học sinh này luôn bị trêu ghẹo vì ngoại hình của mình. Giờ đây tất cả các bạn nhìn với một ánh mắt khác, đó là sự công bằng", Oscar tự tin nói thêm.
Một học sinh 14 tuổi khác, em Ivan Sabaria phát biểu: "Twitter đã khiến cho bài học trở nên thú vị hơn, em dường như luôn tập trung đến bài giảng và công việc của mình".
Mặc dù đôi khi có những học sinh viết những nội dung không phù hợp. Song đó chỉ là số ít và thầy Legaspi vẫn rất tin tưởng vào triển vọng của cách học này.
Theo CNN
Bình luận
Lợi bất cập hại, dựa dẫm vào thiết bị máy móc thay vì tự mình phấn đấu vượt lên nhược điểm của bản thân là điều không tốt.
Dẫu biết vậy nhưng đâu phải ai cũng có đủ can đảm vượt lên bản thân đâu bạn. Miễn sao đừng quá lạm dụng nó là được. Tuy nhiên mình nghĩ giáo viên cũng cần phải có biện pháp và hình phạt dành cho những học sinh dùng nó vào sai mục đích ^_^
Gia đình, bạn bè, thầy cô, nhà trường đều có trách nhiệm giúp đỡ một trường hợp cá biệt trở nên tự tin và hoà nhập hơn vào cộng đồng. Ỷ lại vào máy móc chỉ khiến con người ta lệ thuộc và quên đi giá trị của xã hội. Có nhiều việc máy móc có thể làm thay được con người nhưng có nhiều việc máy móc không thể thay thế được con người.