Chuyên gia pháp lý chính của Google, ông David Drammond, giải thích vì sao gần đây lại có nhiều đơn kiện chống Android, rằng: các đối thủ khác trên thị trường không thể chịu nổi thất bại.
David Drummond, Phó Chủ tịch về phát triển công ty và là luật sư chính của Google, vừa dùng blog của Công ty để công khai chỉ trích các đối thủ cố tình cản trở nền tảng Android phát triển cũng như cản trở tự do cạnh tranh. Theo Drummond, ông đang chứng kiến việc thành lập một chiến dịch phối hợp nhằm triệt hạ nền tảng Android. Trong số các nhà tổ chức chiến dịch này có Microsoft, Oracle, Apple, và đường lối của họ là mua lại bằng sáng chế của các hãng khác để dùng như một thứ vũ khí tấn công đối thủ, theo Drummond.
Để nêu ví dụ, Drummond dẫn kết quả các cuộc đấu giá bằng sáng chế của các hãng Nortel và Novell. Trong cuộc đầu tiên, nhóm công ty CPTN, trong đó có Microsoft và Apple đã thắng. Còn ở cuộc thứ hai, nhóm đấu giá thắng là Rockstar, trong đó cũng có Microsoft và Apple. Các đối thủ đã liên kết với nhau nhằm "không để các bằng sáng chế lọt vào tay Google", Drummond viết.
Mục tiêu của những kế hoạch này, theo vị luật sư, đơn giản là làm sao cho việc sản xuất smartphone Android trở nên đắt đỏ hơn, buộc các nhà cung cấp phải trả quyền sử dụng các bằng sáng chế trong đó cao hơn so với sử dụng Windows Phone 7... Hồi tháng 7/2011, báo chí cho biết Microsoft đã yêu cầu Samsung phải trả 15 USD cho mỗi thiết bị Android có sử dụng bằng sáng chế của Microsoft, thay vì chỉ trả 10 USD nếu sử dụng bằng sáng chế đó trên nền tảng của Microsoft. Công ty HTC đang mắc kiện với Apple cho biết sang năm tới sẽ thay thế công nghệ trong các thiết bị của mình để tránh các vụ kiện cáo.
Xin nhắc lại rằng, hơn 880 bằng sáng chế của Novell đã được mua lại trong năm rồi với giá chung là 450 triệu USD. Ngoài Microsoft và Apple, trong nhóm doanh nghiệp này còn có cả Oracle và EMC. Và, Oracle cũng đang kiện Google vi phạm các bằng sáng chế công nghệ Java sử dụng trong nền tảng Android. Google khẳng định Oracle không hề có các bằng sáng chế về những công nghệ này.
Vào tháng trước, hợp đồng giao dịch mua hơn 6.000 bằng sáng chế (kể cả các đơn xin cấp bằng sáng chế) của Công ty Nortel bị phá sản đã được công bố. Nhóm các công ty mua gói sáng chế này đã chi trả tới 4,5 tỷ USD. Không mấy khó khăn để đoán họ cần tới những bằng sáng chế này làm gì - chính là để "bóp hầu chặn họng" các công ty khác, theo Drummond, vì giá khởi điểm của vụ đấu giá này chỉ thấp gấp 4,5 lần giá bán cuối mà thôi.
Đấu lại với các công ty như thế, Google định dùng 2 phương pháp. Thứ nhất, sử dụng luật (Google hy vọng chính quyền Mỹ kịp thời hiểu được luận điểm của họ và hành động để ngăn chặn các vụ giao dịch nêu trên), và thứ 2 là gia tăng danh mục bằng sáng chế của riêng mình. Ví dụ, gần 2 tuần trước, Công ty đã mua gần 1.000 bằng sáng chế của IBM, bao gồm cả các đơn xin cấp bằng sáng chế mặc dù chúng chủ yếu chỉ liên quan đến các công nghệ tìm kiếm. Nhiều công ty khác như HTC cũng đi theo phương án này.
Được giới thiệu lần đầu từ năm 2007, Android là nền tảng có sức lan toả nhanh nhất trong thị trường smartphone đầy triển vọng. Theo Canalys, trong quý 2/2011, lượng cung thiết bị Android đã tăng 379% so với cùng kỳ năm ngoái, cho phép Android chiếm tới 48% thị trường toàn cầu. Smartphone đang là động lực chính của thế giới thiết bị di động đầu cuối - theo thông tin chính thức, hiện tại có hơn 550.000 smartphone Android được kích hoạt mỗi ngày. Theo đánh giá của IMS Research, trong năm 2011, một phần ba số điện thoại di động là smartphone, còn đến cuối năm 2016 thì số smartphone sẽ bằng một nửa tổng điện thoại di động trên toàn thế giới.
PCWorldVN
Bình luận
Google tự tin kinh
Cuộc chiến này hấp dẫn quá. Tất cả "các ông trùm" đều tham dự.
cuộc chiến kết thúc rồi mà, google ko mua dc nên la làng thôi. apple + microsoft hợp lực ai mà chụi cho thấu.