Tôi đã tò mò, để rồi cố công mà tìm hiểu về thần đồng toán học, người được mệnh danh là "cậu bé vàng của toán học VN" những năm đầu thập kỷ 1980, người đi thi toán học quốc tế đã vừa đoạt giải nhất trong số 8 giải nhất của 40 quốc gia tham dự, đồng thời là người duy nhất đoạt giải đặc biệt cho lời giải đẹp nhất kỳ thi năm ấy, ra sao bây giờ...
Đường đến với toán học
Lê Bá Khánh Trình sinh ra ở Huế trong một gia đình có 6 anh chị em, bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Trước khi vòng nguyệt quế của giải thưởng Toán quốc tế đặt lên đầu anh, Khánh Trình chỉ là một cậu bé nghịch ngợm, ham chơi, học "lệt lệt" như lời anh tự nhận, dù thời đó, "con giáo viên" cũng là một thương hiệu cho sự học hành không đến nỗi nào của anh. Cơ duyên đến với toán học của cậu bé Khánh Trình cũng tình cờ : Nghỉ hè lớp 9, trong một lần xem Báo Thiếu niên tiền phong, thấy có đăng đề bài thi toán dành cho học sinh giỏi quốc gia, Trình mày mò tự giải, rồi ham thích những con số từ lúc đó. Cũng là cơ duyên khi đúng năm đó, tỉnh Bình Trị Thiên mở lớp chuyên toán ở Huế, Trình đi thi và trúng tuyển dù kết quả mà anh đạt được không phải là cao.
Toán học chiếm bao nhiêu thời gian với Khánh Trình khi bé ? Với những người học toàn diện thì không sao, nhưng anh học thiên về toán, các môn khác chỉ học cầm chừng. Toán học hấp dẫn anh đơn giản qua sự quan sát đối chiếu những nét tương đối để làm. Anh cũng không tự lý giải được tại sao mình lại theo môn toán mà không phải là một môn học nào khác. Trước kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, Khánh Trình chỉ đoạt giải ba trên tổng số gần 200 học sinh dự thi. Nhưng sau đó có 20 học sinh cao điểm nhất để chọn lấy 4 người sẽ được bồi dưỡng để thi toán quốc tế, Khánh Trình là một trong số đó. 4 học sinh đã ở chung với nhau trong 2 - 3 tháng ở nhà khách của Bộ Giáo dục để hằng ngày được các thầy bồi dưỡng, không chịu áp lực cụ thể nào ngoại trừ việc cố gắng giải bằng hoặc hơn học sinh thi quốc tế năm trước. Kỷ niệm của Khánh Trình thời ấy là những lần tắm ở bể nước, nhà khách không có nhà vệ sinh nên mọi sự giải quyết là chạy sang bờ đê bên kia. Riêng việc ăn uống được đặt cơm ở một nơi rất sang trọng, nơi đó như là chỗ của các bộ trưởng đến ăn. Khi đó tiền ăn được Nhà nước cho nhưng gia đình cũng phải góp thêm cho các em. Những người lớn thắc mắc về nhóm trẻ con ăn ở nơi có tiêu chuẩn dành cho bộ trưởng là sự thú vị còn rất lâu trong ký ức Lê Bá Khánh Trình.
Giải đặc biệt từ bài toán sai và sự ưu ái thời gian của giám thị !
Hồi đó, nhóm học sinh đi thi Olympic toán học quốc tế ở Anh cùng các thầy đã rất liều. Đó là Phạm Văn Tiệp (hiện đang ở Mỹ), Bùi Tá Long (trước làm ở Viện Cơ rồi chuyển sang Viện Môi trường), Phạm Ngọc Anh Cương (hiện sức khỏe rất yếu, đang ở nhà) và Lê Bá Khánh Trình. 4 người đều chưa có visa vào Anh nhưng vẫn lên đường, đi vòng sang Nga, ở đó gần một tuần lễ để xin visa vào Anh từ Moscow. Các thầy do Bộ Giáo dục cử đi là những người có kinh nghiệm trong việc đưa học sinh đi thi. Giấy mời của Bộ Giáo dục Anh đã khiến cho việc xin visa từ Nga không đến nỗi khó.
Lần đầu tiên, bước chân ra nước ngoài, ấn tượng của nhóm học sinh bé nhỏ ấy chỉ là sự sững sờ, choáng váng. Ngoại ngữ của các anh khi đó chỉ đủ để giao tiếp sơ sài. Ký túc xá của Đại học London là nơi tiếp đón các bạn của gần 40 đoàn từ các nước đến dự thi. Ngày đầu tiên thi, bài số 2 về hình học tương thích với cuốn sách hình học rất hay mà trước đây ở nhà Khánh Trình đã đọc rất hứng khởi với những bài tập anh làm rất kỹ, nên anh ứng dụng như cháo chảy.
Khánh Trình giải đề thi nhanh chóng, nhưng anh cũng tự nhận, dường như các thầy đã bồi dưỡng đúng hướng để các anh thi không bị khớp, bị bất ngờ với một đề thi từ một đất nước với văn hóa và ngôn ngữ xa lạ thời ấy. Tuy nhiên sau đó Khánh Trình phát hiện ra mình giải sai bài hình học khi chỉ còn 15 phút nữa là hết giờ. Sự lo lắng và sự cập rập của thời gian lại là động lực cho anh nghĩ ra cách giải mới mẻ, sáng tạo hơn. Bài đã giải là bài công phu, rất hay nhưng nó sai. Khi anh bắt đầu chép lời giải thì chỉ còn 10 phút, Khánh Trình xin phép giám thị người Anh cho thêm thời gian để làm, ông đã rất vui lòng ngồi chờ anh làm cho xong bài, anh được thêm 10 phút để hoàn thiện bài thi của mình.
Sau 2 ngày thi, 4 ngày chấm thi là có kết quả để phát thưởng. Khi thi xong, cảm giác ít nhiều mình cũng sẽ được giải vì bài làm tốt, trong bữa tiệc của ông Thị trưởng London chiêu đãi họ cũng đã nói nhóm học sinh VN đoạt giải cao. Cảm giác gì lúc đó ư? Chỉ là sự nhẹ nhõm rằng sau một thời gian tập trung vào học dài ngày để đi thi thì xong việc là yên tâm như trút đi một gánh nặng. Khi trở về, đoàn học sinh đoạt giải năm đó được mời xuống máy bay trước tiên với đại diện của Bộ Giáo dục ra đón và tặng hoa cho các thành viên đoạt giải. Trong đoàn có một bạn là cháu gọi Thủ tướng Phạm Văn Đồng bằng “ông trẻ” nên đoàn học sinh đã được gặp Thủ tướng trong một cuộc gặp mang tính chất gia đình.
Tôi chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng mong muốn gì !
* Giải thưởng đặc biệt và giải nhất (42/42 điểm) khi đó của anh có là một áp lực với anh khi đó không ?
- Có chứ, đơn giản nhất là việc đi và về đều được trọng thị. Lúc chuẩn bị đi được ưu đãi nhiều, mọi người cũng đặt niềm tin và mong đợi. Khi về, mọi người đón tiếp hồ hởi cũng gây ra một cảm giác mắc nợ với tôi. Nhưng khi đó tôi còn nhỏ, nên gánh nặng ấy cũng không đến nỗi là một áp lực. May mắn là nhờ giải thưởng đó, tôi được chọn vào thẳng đại học và được đi học ở nước ngoài.
* Khi học ở Đại học Lomonosov, thầy và các bạn học có biết anh là người từng đoạt giải đặc biệt, được coi như là thần đồng toán học khi ấy không ?
- Ít người biết lắm vì nước Nga là một nước có nền toán học cũng phát triển và vững mạnh trên thế giới. Họ đi thi học sinh giỏi cũng là chuyện bình thường. Tôi chỉ gặp lại một số người nhưng họ đã học trên tôi một khóa vì tôi còn phải học ngoại ngữ mất một năm ở VN nữa.
* Anh học gì ở Lomonosov ?
- Tôi học gì nghĩa là sao ? Tôi học toán thôi. Chuyên ngành toán, dù cũng được học thêm triết học, vật lý lượng tử, cơ... Theo nghĩa nào đó, học để thi cử thì tôi học cũng bình thường, các kết quả thi cũng tốt. Học bổng của tôi cũng đủ sống và cũng bởi tôi không đua đòi gì. Mùa hè tôi đi theo các đội xây dựng của Nga nhưng sức khỏe không đảm bảo nên tôi chỉ đi duy nhất lần ấy.
* Có một thời gian người ta gọi anh là "cậu bé vàng của toán học VN", sau khi anh được giải ?
- Ai gọi tôi như vậy kìa ?
* Nếu không có giải thưởng toán biến chú bé Lê Bá Khánh Trình trở thành "thần đồng toán học" "niềm tự hào của toán học VN", "cậu bé vàng của toán học VN" thì anh có hình dung mình sẽ trở thành một người khác không ?
- Tất nhiên là cảm giác lúc này lúc khác khác nhau cũng tùy thời điểm tùy sức khỏe. Tôi cũng chẳng có đam mê gì quá đối với một cái gì để được gọi là quá. Nhưng để làm việc tôi thấy dạy toán như thế này cũng được rồi.
* Khi đó anh có ý muốn ở lại Nga không ? Vì đó cũng là một môi trường lý tưởng để học tập và nghiên cứu ?
- Nếu mà mình xuất sắc, người ta đề nghị thì mình sẽ xem xét, nhưng thực ra tôi cũng chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng có mong muốn gì...
* Anh có muốn trở thành một nhà khoa học thay vì chỉ làm công việc giảng dạy ?
- Lúc ở Lomonosov có lúc tôi muốn, nhưng có lúc lại không muốn làm khoa học. Nhưng tôi thấy như ở Nga, một người làm khoa học phải có đam mê mãnh liệt, phải có những hy sinh nào đó, có những tố chất nào đó.
* Hy sinh ở đây là cái gì ?
- Là phải bỏ thời gian thường xuyên suy nghĩ về một thứ gì đó, không được lơ là.
* Anh học bao nhiêu năm ở Nga ?
- Gần 10 năm.
* Thầy giáo hướng dẫn cho anh là một người rất giỏi phải không ? Ông có hướng anh theo đuổi việc nghiên cứu khoa học hay không ?
- Tôi không có cảm giác ông muốn làm điều đó. Tôi nghĩ ông đánh giá công bằng, vừa phải.
* Anh có bao giờ nghĩ đến những ứng dụng của toán học không ?
- Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp.
* Anh thấy trong cách luyện thi học sinh để thi giỏi toán quốc tế như “luyện gà nòi” có vấn đề gì không ?
- Nếu không đặt vấn đề thành tích là thể diện quốc gia thì cũng không cần. Như Nga họ không cần, họ coi là cuộc chơi và thi cho vui thôi, có lẽ họ coi thể diện quốc gia sẽ được thể hiện ở những mặt khác.
* Tình yêu của anh với toán học có còn không ?
- Chắc là còn nhưng tôi không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa. Có gia đình và lớn tuổi người ta suy nghĩ khác.
* Nếu không có toán học, thì anh sẽ như thế nào ?
- Tôi cũng chẳng biết tôi như thế nào ? Chắc tôi cũng sẽ tìm tòi học tập và truyền đạt điều đó qua công tác giảng dạy. Còn làm ngoại giao, kinh tế, lăn lộn cái gì đó chắc tôi không làm được.
* Lỗi có phải tại giải thưởng và sự vinh danh khi ấy quá sức anh không ?
- Tôi không hiểu, nếu mọi người kỳ vọng hay đánh giá gì vào tôi thì đó là từ phía mọi người thôi.
Những thất vọng không tạm thời
Lê Bá Khánh Trình thấy mình may mắn khi năm 34 tuổi, có một bà cụ viết cho anh một lá thư giới thiệu con gái của bà cho anh. Anh đã quen vợ trong hoàn cảnh đó, còn trước đó anh chưa bao giờ có bạn gái. Nơi anh đang sống là nhà của bố mẹ anh mua cho anh khi anh trở về từ Nga. Gia đình 5 chị em thì có 2 người đang sống ở Mỹ, cuộc sống của các anh em Khánh Trình đều yên ổn, thành đạt. Anh cũng không có ước mơ gì khác ngoài sự hài lòng với cuộc sống hiện tại, một chút lo lắng cho sức khỏe của mình, mong sao mình khỏe mạnh.
Bây giờ anh đã trở thành một người hoàn toàn khác với cậu bé Lê Bá Khánh Trình ở Huế thời chưa đội vòng nguyệt quế kia. Cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu trong buổi gặp hôm ấy làm tôi cảm thấy đau lòng. Dù anh hài lòng với cuộc sống hiện tại, dù anh chỉ mong nhất là sức khỏe cho mình, dù anh có một gia đình với 2 đứa con ngoan, tôi vẫn không ngăn được cảm giác thất vọng dâng lên trong lòng.
Một thần tượng của thế hệ trước chúng tôi nhiều năm, một cái tên mà những học sinh say mê toán học phải kính nể, thần đồng ấy hôm nay lại là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là trưởng khoa Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Anh sống bình dị, khép kín, giống một cái cây sau cơn bão không sao mà trổ những cành lá non kiêu hãnh khi các cành và mầm của nó đã bị vặt hết. Lê Bá Khánh Trình chưa bao giờ có một thành tích hay sự kiện gì trong cuộc đời vượt được giải thưởng mà anh giành được năm 1979 ở London.
Có điều gì đã xảy ra sau giải thưởng ấy, phải chăng là những áp lực, những kỳ vọng lớn lao của nhiều người để thay vì biết đâu theo nghiệp cha, anh có thể trở thành một bác sĩ giỏi, hay đơn giản hơn, một người nào đó có một cuộc sống và tâm thế không như hôm nay, để cảm giác không chỉ riêng tôi khi tiếp xúc với anh, là sự co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống trừ việc đi giải dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov.
Anh không quan tâm đến mục đích của tôi, dù tất nhiên tôi đã giới thiệu mình là nhà báo. Anh cũng không hỏi một lần bao giờ báo ra, viết cái gì về anh? Anh cũng hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn. Để đưa nhà báo "đi từ thất vọng này đến thất vọng khác", để tôi chỉ muốn hét lên "rằng tại sao anh lại nhận lời gặp tôi ? để làm gì khi anh không có câu chuyện nào để kể, không quan tâm đến mọi chuyện và cả cuộc đời ngoài cái giải thưởng "oan nghiệt" kia, anh không làm được bất cứ điều gì ?". Lê Bá Khánh Trình đến hẹn đúng giờ, và sau khi kết thúc thì xin phép ra về. Nhưng nụ cười duy nhất là khi phóng viên ảnh đến chụp hình. Cuộc phỏng vấn lần thứ nhất, anh ướt đẫm vì đi xe máy và hôm ấy đường Đồng Khởi thành sông, trong tiệm cafe Mojo dường như quá sang trọng khiến tôi thầm trách mình vì việc chọn địa điểm này mà gặp nhân vật. Cuộc gặp thứ hai ở Press cafe, nơi bình yên hơn, nhẹ nhõm hơn, nhưng Lê Bá Khánh Trình vẫn thế, vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về !
(theo Lê Thị Thái Hòa - TNO)
Bình luận
Đoạn đầu viết tốt, nhưng đoạn cuối, ở những nhận xét riêng của tác giả thì có nhiều điểm sai lầm. Trông LBKT cũng khác quá, và khác nhiều với các thầy chuyên đào tạo "gà chọi".
Chẳng hiểu tác giả thất vọng gì cho LBKT, chẳng nhẽ 1 hoc sinh đoạt giải Olympic Toán đặc biệt ngày nào thì hiển nhiên sẽ trở thành 1 trưởng khoa, 1 hiệu trưởng, 1 viện trưởng hay 1 giám đốc 1 cty phần mềm giàu có ah?
Thầy LBKT đã dành nhiều thời gian đào tạo nhiều thế hệ học sinh giỏi Toán của PT Năng Khiếu (chống lại các thế lực từ phương Bắc :D) đó cũng là thành công rồi.
Hồi xưa có được đại ka Lê Bá Khánh Trình dạy trong lớp "gà chọi" ,ấn tượng để lại chỉ là lão này chạy kinh , vào lớp trễ 15 phút về sớm 15 phút trong khí tiết học 45 phút ;D
Mà có phải một hai bữa đâu, ngày nào cũng như ngày nào
đọc xong thấy cứ nao lòng thế nào ấy. Biết bao thần đồng nước ta được phát hiện từ hồi còn ít tuổi nhưng rút cục chẳng ai làm nên trò trống gì cả. Cứ làng nhàng, làng nhàng thế thôi.
chắc học thiên về lý thuyết quá nhiều nên học xong cũng không ứng dụng đươc nhiều trong thực tế, lại đi luyện gà chọi tiếp
theo ý kiến riêng của em thì học mỗi môn toán thì khó mà ứng dụng vào thực tế lắm, phải kết hợp với vật lý hay tin học gì đó thí mới được
Thực tế thì LBKT được học ở Lomonosov mà, đâu phải "tài năng bị lãng quên". LBKT cũng có nói rõ rằng kết quả học tập của thầy không xuất sắc, nên không được mời ở lại, mà LBKT cũng không muốn ở lại nên cũng chẳng đề đạt nguyện vọng. Vậy là về VN dạy học, theo đúng nghĩa "dạy học" chứ không phải làm nghiên cứu. Đó cũng là con đường LBKT đã chọn. Nếu đòi ai đoạt HCV IMO, điểm 42/42 cũng đều như Ngô Đắc Tuấn tốt nghiệp thủ khoa ĐHBK Paris, Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Clay thì coi bộ hơi khó.
LBKT thành công với con đường đó hay không thì nhìn vào kết quả đội tuyển Toán ở TPHCM gần đây là rõ. Còn chuyện đứng lớp ra sao thì cần nhiều hơn nữa các học trò của thầy Trình nhận xét Được rất nhiều người quý.
Nếu chỉ cần làm một thày giáo thì cũng không cần đến một giải thưởng quốc tế.
Ngẫm ra thì đường đời là một sự cố gắng liên tục. LBKT đã là một thần đồng khi tuổi đời còn chưa trải, học tập và làm việc theo bản năng (chò dù là thiên phú). Về sau này khi đã chững chạc, anh thiếu khát vọng chăng?
Khát vọng cần hơn tài năng
Từ đó có thể thấy rằng con người cần khát vọng hơn là tài năng. Tài năng nó sẽ quyết định bác là xe máy, ô tô hay máy bay, còn khát vọng là nhiên liệu. Nếu máy bay mà ít nhiên liệu thì sao bay xa hơn ô tô.
Dù sao tôi vẫn ngưỡng mộ LBKT và cho rằng nếu LBKT sống ở Mỹ hay HK thì bác ấy cũng khó lòng trở thành 1 thần đồng như Tao được. Cách viết của tác giả hơi cay nghiệt, không rõ là ám chỉ điều gì, tôi chỉ cảm nhận 1 cách mơ hồ điều tác giả muốn nói....
Ngay cả "tấm bằng" PhD cũng chỉ là khởi đầu cho sự nghiên cứu, thì một giải thưởng toán THPT đâu nói lên được điều gì. Còn khát vọng, thì 10 năm ở Nga LBKT đã nói rồi.
Nhớ cách đây gần 15 năm, lúc tôi đang học cấp 2, một lần cô giáo dạy Văn hỏi cả lớp "Ước mơ của em sau này là gì ?", có những bạn mơ làm nghề này, nghề kia, nhưng cũng có một bạn mơ "cuộc sống cứ như vậy trôi đi". Vậy mà lứa tuổi đó là tuổi mà con người ta có nhiều mơ ước nhất.
Con người có quyền tự chọn lối đi cho mình. Người thì mong trở thành thủ tướng tuổi 40, người lại mong tuổi ấy họ có gia đình, con cái vui vẻ là đủ. Nếu phóng viên muốn có được vài "scandal" từ những người như vậy thì hơi khó.
Người viết bài này làm tớ muốn viết văn trở lại quá. Tớ thấy cô nhà báo này rấ giỏi khai thác khía cạnh cá tính con người. LBKT là một con người thiếu cá tính. Người có khát vọng thì luôn thừa cá tính. LBKT ko có cái đó. Đó là thất bại lớn nhất trong cuộc đời anh.
Thế nào là thất bại?
Theo ý pcdinh thì người đi gần thất bại hơn người đi xa??? Mình đồng ý với Hải Nam. Đạt được mục tiêu mình đề ra (cho dù mục tiêu đó nhỏ hay lớn ...) thì là một thành công với người đó. Chỉ khi LBKT hay ai đó ko đạt được ước vọng của họ thì đó mới là thất bại. Ví dụ như người Việt muốn: ai ai cũng có cơm ơn áo mặc, ai ai cũng được học hành, thì đến giờ xem như thất bại (chưa đến đích hoặc đến quá chậm)
Đấy là bác nói cái bát bại. Tớ nói cái thất bại cơ mà ;D
Bó tay với pcdinh, dạo nè bị sao rồi 8) , mà spam cũng có spam cost đấy nhé.
Khí mới quan trọng
Trong IT, hay trong cuộc sống, tương tự như trong võ công, cái quan trọng ko phải hiểu biết về võ công, mà cái quan trọng là khí công (hay nội lực).
Nhiều học trò yêu mến, yêu quý công việc giảng dạy... với tính cách khiêm tốn, không khoa trương... như vậy cúng đáng để người ta kính trọng rồi.
Chắc đồng chí nhà bào này chờ đợi những câu chuyện giật gân, những phát biểu bất mãn với nền giáo dục... nên mới thất vọng.
Nhắc đến nội lực mới nhớ đến lúc Lệnh Hồ Xung học Độc cô cửu kiếm...
Đúng là "khí" rất quan trọng để giúp ta hoàn thành mục tiêu. Nhưng hình như mục tiêu mỗi người mỗi khác.
Còn bài báo này đăng trên Thanh Niên Tuần San http://bit.ly/9Tzypn (quảng cáo miễn phí cho TNO ) có lẽ trước khi phỏng vấn, nhà báo LTTH mong đợi nó sẽ được xếp vào chuyên mục "Cà phê với người nổi tiếng" (với Tim Page, Lam Trường, Trang Hạ...), nhưng kết quả không được như mong đợi. Mà thôi, đọc bài này cũng biết thêm được nhiều điều.
Vài dòng hiểu biết của tôi: Đó là người mà thầy giáo tôi thần tượng, thầy tôi kể thế này: Lê Bá Khánh Trình lúc còn đi học thì phải đi làm kiếm tiền nuôi em của mình, trên lớp cậu học trò này toàn ngủ, lần đầu cậu ngủ, thầy giáo gọi cậu đứng lên trả lời câu hỏi của thầy, cậu trả lời nhiều mà đầy đủ đến mức thầy giáo cũng ngạc nhiên. Cũng vậy, ở các môn khác cậu cũng ngủ và những câu hỏi của thầy cô không làm cậu "bí". "Hỏi cái gì cũng biết" đó là cái danh hiệu mà người ta dành cho cậu học trò nhỏ bán kẹo kéo.
AI CŨNG CÓ LÚC MỆT MỎI VỚI ĐIỀU TRƯỚC MẮT, NHƯNG PHẢI ĐỨNG LÊN, GHI CÔNG TRẠNG, RỒI HÃY NGỒI XUỐNG.
Mới Google thấy được vài cái thú vị. Thí dụ như Lê Bá Khánh Trình được ưu ái thêm 10' vì hôm đó anh bị bệnh, ho "khụ khụ" suốt giờ thi.
Còn lúc ở MGU, có một lần thi, đề cương ôn tập gồm 60 câu, nhưng do bận việc riêng, LBKT không thể ôn hết, mà trong đó có một câu "khó chịu", anh bỏ thời gian ra tìm hiểu câu đó. Lúc thi, bốc thăm vào phải 1/59 câu kia (đương nhiên ), cũng may Kirilov không quan tâm, mà hỏi luôn câu LBKT chuẩn bị ;D
Mình đang rât tự hào vì được làm học trò của thày KHÁNH TRÌNH, theo mình thấy thì thật nhiệt tình trong việc giảng dạy và thật kiêm tốn trong cách cư xử. Tuy mình chỉ học luyện thi ĐH nen chỉ được học thầy 1 năm thôi! Giọng Huế của thầy nghe thật hay,cách dạy của thầy cũng rất khoa học rất dẽ tiếp thu. Mình chỉ tiếc là sẽ khônng được học thầy lâu dài nữa vì mình đã quyết tâm thi vào ĐH Y DƯỢC rùi! Nếu có thể mình cũng muốn hoc khoa Toán của trừong ĐH TỰ NHIÊN!
Em xin chúc thầy KHÁNH TRÌNH luôn được nhiều sức khỏe để tiếp tục giảng dạy cho các thế hệ sau vì chúng em rất cần thầy một ngừoi thầy tận tâm luôn hết mình cho sự nghiệp "trồng ngừoi"!
Lê Bá Khánh Trình
Mình thấy tác giả thất vọng cũng đúng Nemo Nguyễn cũng đúng một fan, vì không fai aj la than đồng mà trở nên một chức vị cao quý như bạn Nemo Nguyễn liêt kê, nhưng mạng thần đồng là fai chiệu, vì trời cho cái zj cũng fai Payerment jet chứ đâu cho không. Đấy cô bé thần đồng ở Mỹ haj zì đó bây zioi fai làm một cô gái bán hoa. Thần đồng họ chỉ hơn bạn ở một lĩnh vực nào đó thôi, ziong như biến zị một zen nào đó trôi hơn các zien khac chẳng hạ, voi lại LBHT lai quá lí thuyết nên mình cũng không đồng ý ( nếu có 1 cuộc thi IMO mình sẽ đề nghi 2 mặt. sáng thi Lý thuyết, chiều thi thực hành)
Thực hành bao gồm tính toán những đồ vật có trong thực tế chẵng hạn (bình hoa. khồi cầu...etc....tính vận tốc một chiếc xe di chuyển trên mặt đường (đơn giản thôi. Không cần fuc tạp như mấy nhà nghiên cứu khoa học).Đó là cách để test toàn diện bộ môn toán (vì sao Mỹ lại giàu hoài, trong khi mình còn nghèo hoài, mình nghĩ có 2 lí do (1 không fu hợp vs hs VN, 2 là no enough money to pay for modern equipment)
Gần đây mình mới xem phim tài liệu của Anh “Fermat's Last Theorem". Phim quay năm 1996, lúc đó Andrew Wiles cũng bằng tuổi LBKT khi bài này đăng. Trông hai người gần giống nhau (cái hình kế cuối).
Chỉ là hình ảnh thoáng qua.
Mình chả hiểu bà nhà báo này lấy lí gì để thất vọng. Ai mà biết LBKT đã âm thầm cống hiến và hi sinh bao nhiêu. Ngần ấy thôi đã đủ để cúi đầu kính trọng.
đoạn đậm đen giải thích vì sao người viết thất vọng: vì họ, theo một logic tự nhiên, kì vọng với một người đã từng đạt kì tích cần tạo nên những kì tích tiếp theo đáng khâm phục hơn quá khứ -> giống Lee Nguyễn khi HAGL mua về tuyên bố 99% vô địch, nhưng cuối cùng phải tống cổ đi vì.... không như kì vọng !!!
LBKT
"...nhưng Lê Bá Khánh Trình vẫn thế, vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về" - thích mỗi câu này trong cả bài báo. Biết nói gì với những nhà báo nhạt hoét, chỉ thích tò mò câu khách.
"hồng" hơn "chuyên"
Mỗi người có phận sự riêng đảng lãnh đạo, nhân dân vừa làm thuê vừa chủ trí thức cứ nghiên cứu, cứ sáng tạo đi!
Nha bao !!! that ngac nhien
Lẽ ra người viết bài này ko nên làm nhà báo, vì thực sự đã làm ô danh chính họ, từ "nhà báo" phải khác.
Một bài báo tầm thường, nhạt toét
" ..thần đồng ấy hôm nay lại là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là trưởng khoa Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại..."
Người ta nói nhiều, tự hào về Việt Nam có được những thần đồng, đi thi đoat giải cao trong các kỳ thi... và điều này là thực. Nếu không có những người thầy cần mẫn đào tạo các học sinh đó thì ai sẽ đại diện cho thể diện quốc gia mà tham dự các cuộc thi đó, sẽ không có nguồn học sinh giỏi đó để tiếp bước những người đi trước mà vinh danh cho nước nhà. Nhà báo thất vọng vì cái gì, vì sao chúng ta học được việc xây nhà mà không xây cái cao ốc 100 tầng mà lại đi xây cái nhà cấp 4 chỉ đủ để ở được vài người... Thật là thiển cận !
Lê Bá Khánh Trình
Theo tôi thi nhà bào buồn cũng là phải thôi. một người như ông không phải may mắn mà làm được như thế. nhưng vì sao ông lại ở lại Việt Nam làm một công việc của một giáo viên bình thường như những người giáo viên khác. Vì sao ? chẳng phải vì tình yêu với đất nước hay sao những suy nghĩ chăn trở cho đất nước. nhưng vì sao ông hiện giờ chỉ là một giáo viên binh thường thế thôi có ai hiểu vì sao không. Vì ông không muốn thêm một lần nữa đất nước lại có người nói đất nước lại chảy máu chất xám phải chăng vì lẽ đó. không có môi trường làm việc đó là nỗi khổ của những nhà khoa học của đất nước chúng ta. đây cũng là điều nhà báo muốn nói. là điều mà bao nhiêu người nói nhưng chẳng ai làm cả. vậy ai sẽ làm điều đó ai xẽ tạo môi trường cho các nhà khoa học không phải đi vào quên lãng. đó là nhiện vụ lâu dài của các nhà lãnh đạo của sv các chuyên ngành quản lý chuyên ngành kinnh tế. là nhiệm vụ của tôi và bạn.
đã viết 1 bài báo thì chỉ viết theo 1 ngôn ngữ phổ thông,mọi người đọc có thể hiểu điều mà nhà báo muốn nói gì,cách viết của nhà báo HN là thiếu tinh tế.1 bài viết quá dở
80% thành công của một con người bắt nguồn từ 20% cống hiến của họ. như vậy là quá đủ rôi