Dịch vụ mạng xã hội Zing Me của VNG. Ảnh chụp màn hình.

Trước tin đồn về việc phía Trung Quốc nắm quyền kiểm soát VNG, hôm nay công ty đã có thông cáo báo chí về việc này, khẳng định VNG có tỉ lệ cổ phần kiểm soát thuộc về các tổ chức và cá nhân Việt Nam.

TTCN xin đăng lại hoàn toàn TCBC này để bạn đọc được rõ.

Công ty Cổ phần VNG được thành lập theo pháp luật Việt Nam với mô hình công ty cổ phần, và theo các quy định pháp luật hiện hành thì tỉ lệ cổ phần do các cổ đông nước ngoài sở hữu tại công ty không được vượt quá 49%. Công ty VNG khẳng định hoàn toàn tuân thủ quy định này và các cổ đông nước ngoài của VNG không thể vượt quá tỉ lệ giới hạn trên trong bất kì hình thức nào.

Với tư cách là một trong những thành viên sáng lập ra VNG, đến nay Ông Lê Hồng Minh vẫn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc với 19% số cổ phần tại VNG. Bằng niềm đam mê dành cho ngành Internet, Ông Lê Hồng Minh cùng những đồng nghiệp của mình đã nỗ lực phát triển VNG từ một công ty 5 người vào năm 2004 trở thành một công ty Internet lớn mạnh với 1.700 nhân viên. Vì thế ông Lê Hồng Minh cam kết tiếp tục gắn bó lâu dài với VNG để theo đuổi mục tiêu xây dựng VNG trở thành công ty Internet Việt Nam có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Ban Giám Đốc của VNG gồm 6 người, với một Tổng Giám Đốc và 5 Phó Tổng Giám Đốc. Trong đó một Phó Tổng Giám Đốc là ông Johnny Shen, người Hồng Kông, phụ trách về Tài Chính. Ông Johnny Shen làm việc cho VNG với một hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đó ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings. 5 thành viên còn lại của Ban Giám Đốc đều là người Việt Nam.

Các sản phẩm Internet của VNG với hơn 15 triệu khách hàng bao gồm Zing Me, Zing MP3 và Zing Portal đều được phát triển 100% bởi VNG, dựa trên các công cụ, kĩ thuật phổ biến được dùng bởi các công ty Internet lớn của Mỹ, và là niềm tự hào của đội ngũ nhân viên VNG. Các tin đồn “Zing Me là do VNG mua từ Trung Quốc” đều hoàn toàn sai sự thật. VNG đã chia sẻ với cộng đồng CNTT về các kiến trúc và kĩ thuật phát triển Zing Me trong nhiều buổi hội thảo trước đây, và sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong thời gian tới.

Trước đây, các sản phẩm trò chơi trực tuyến của VNG được mua từ hai thị trường trò chơi trực tuyến lớn trên thế giới là Trung Quốc và Hàn Quốc, tương tự như tất cả các công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến khác ở Việt Nam. Hiện tại, VNG với đội ngũ nhân sự của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Game R&D Department) đã bắt đầu phát triển sản phẩm dành cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Điển hình là hai trò chơi “Khu Vườn Trên Mây” và ”Ủn Ỉn” đã có trên 3 triệu khách hàng tại Việt Nam và đã được VNG xuất khẩu thành công tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản. VNG là công ty Việt Nam đầu tiên xuất khẩu sản phẩm trò chơi trực tuyến do chính mình phát triển tại thị trường nước ngoài.

Với Thông Cáo Báo Chí này, VNG xin khẳng định VNG là công ty Việt Nam vì:

  1. Thành lập tại Việt Nam và hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
  2. Tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam
  3. Được lãnh đạo và xây dựng bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, nhiệt huyết với ngành Internet và nền công nghệ thông tin nước nhà.

Công ty Cổ phần VNG đề xuất những cá nhân hay trang thông tin Internet có đăng tải những thông tin không đúng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty VNG, nên đăng lại những thông tin chính xác theo thông cáo báo chí này.




Bình luận

  • TTCN (3)
Nguyễn Triết Học  953

Bravo, hoan hô Zing! Tưởng đúng là hàng Tung của thì thất vọng ghê lắm Smile

phamthang  3

giam doc tai chinh la nguoi cua tencent

vì sao giám đốc tài chính phải là người của tencent mà không phải là chuyên gia từ châu âu hay mỹ ? CFO đôi khi quyền lực còn lớn hơn CEO

phamthang  3

để huy động tài chính, sỡ hữu các game đỉnh hơn các đối thủ, và học tập dc từ TQ, vng tự biến mình thành TQ.