Lần thứ 2 trong 3 năm, Google được xếp hạng là nơi hạnh phúc nhất để làm việc, theo một kết quả nghiên cứu mới của CareerBliss.
Công ty khổng lồ về công nghệ này đứng đầu danh sách những công ty đoạt giải thưởng Bliss Leap từ cộng đồng nghề nghiệp trực tuyến CareerBliss, xếp hạng các công ty thực hiện nhiều nỗ lực để tạo nên các môi trường làm việc hạnh phúc hơn.
Sự trở lại vị trí đứng đầu, sau 1 năm mà đánh giá về sự hạnh phúc toàn diện của người lao động đã bị giảm, đã đóng góp vào sự cam kết của công ty này là mang lại các cơ hội tăng trưởng và hỗ trợ.
“Như bất cứ một tổ chức nào, văn hóa của công ty luôn luôn thay đổi và điều chỉnh theo cách quản lí, các chính sách mới và sự tăng trưởng của công ty. Google đã kể một câu chuyện thú vị, một chỗ làm năng động có thể thay đổi như thế nào chỉ trong 1 năm”, Matt Miller, đồng sáng lập và Giám đốc Công nghệ của CareerBliss cho biết.
CareerBliss lập các thứ hạng bằng cách đưa cho nhân viên đánh giá về 10 yếu tố chính tác động tới hạnh phúc: sự cân bằng công việc/cuộc sống, mối quan hệ của người lao động với đồng nghiệp và sếp của mình, môi trường làm việc, các nguồn lực nghề nghiệp, bồi thường, các cơ hội phát triển, văn hóa công ty, danh tiếng công ty, các nhiệm vụ hàng ngày, và kiểm soát nghề nghiệp đối với công việc được thực hiện trên cơ sở hàng ngày. Dữ liệu sau đó được so sánh với các dữ liệu năm trước để quyết định các công ty với lợi ích lớn nhất về hạnh phúc của người lao động.
Các công ty khác trong Top 10 gồm có: SuperMedia, Unisys, GE Capital Bank, Rockwell, Collins, Ernst & Young, Dyn Corp, Applied Materials, Coco-Cola Co. và AECOM Technology.
Tất cả các công ty trong Top 10 đều có yếu tố hạnh phúc của người lao động tăng 12% so với năm 2011.
Giải thưởng Bliss Leap vinh danh các công ty đã dành cả năm ngoái nỗ lực làm việc thực sự hướng tới hình thành một văn hóa công ty cao hơn và các nhân viên hạnh phúc hơn. Một điểm chung trong tất cả những công ty chiến thắng tại giải thưởng Bliss Leap là mong muốn để tăng và tiếp tục thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và hạnh phúc hơn, Heidi Golledge, đồng sáng lập và CEO của CareerBliss cho biết.
Theo ICTPress
Bình luận
Cái này chả cần làm khảo sát mềnh cũng biết
Trước có bài nói bà làm nhân viên xoa bóp ở Google, đến khi thôi việc (hưu hay gì đó) cũng trở thành triệu phú đô la ^^
ẹc, a e mềnh chuyển nghề ko a