Thị trường nhạc số Việt Nam có thể đạt 1.000 tỉ đồng doanh thu mỗi năm trong vòng 5 năm tới nếu vấn đề bản quyền nhạc số được tôn trọng.
Bẵng đi 1 năm, từ khi công ty MV Corp bắn phát đạn đầu tiên vào thị trường nhạc số, nhưng sau đó bị trượt vì không phải dễ chơi. Giờ đây, bức tranh dường như có dấu hiệu sáng sủa hơn.
MV Corp rút khỏi thị trường thì Zing nhảy vào thế chân, nhận lại quyền phân phối kho nhạc của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt nam, chủ yếu thuộc thể loại nhạc xưa. Không ai biết giá trị của hợp đồng này là bao nhiêu, nhưng để bán được loại nhạc không phải thời thượng này cũng là bài toán hóc búa, khi mà khoảng 80% lượng nghe bây giờ chủ yếu là nhạc mới.
Mặc dù vậy, thị trường nhạc số cũng sẽ được hâm nóng qua thương vụ này. Dù sao, đây cũng là 1 phần nhỏ trong tổng kho khoảng nửa triệu bài hiện có trên các web như Zing, Keeng, Nhaccuatui, Nhacvui…
Vấn đề đặt ra là liệu các web này sẽ tiếp tục cho nghe miễn phí và thu quảng cáo, hay sẽ bán nhạc chất lượng cao cho khách hàng như kiểu kinh doanh của nước ngoài, điển hình như iTunes của Apple? Theo các chuyên gia, nếu làm được chuyên nghiệp như nước ngoài, thị trường nhạc số Việt Nam có thể đạt 1000 tỉ đồng doanh thu mỗi năm trong vòng 5 năm tới.
Rõ ràng là phải chuyển từ miễn phí sang 1000 tỉ đồng thì nghệ sĩ mới được trả công xứng đáng, chứ hiện nay không có nhiều nghệ sĩ giàu có như khán giả tưởng tượng về giới showbiz.
Một phong trào “Nghe có ý thức” được phát động bởi hai nhạc sĩ có tên tuổi hiện nay là Quốc Trung và Huy Tuấn được sự hưởng ứng mạnh mẽ của giới nghệ sĩ, nhằm mục đích giảm tình trạng nhạc “lậu”, tiến tới thu phí nhạc số, từng bước biến âm nhạc thành một thị trường lành mạnh.
Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề mấu chốt cho phong trào này sẽ do hai nhạc sĩ chọn website nào để hiện thực hóa được ý tưởng này bởi nó đã được hô hào hơn một năm nay nhưng chưa có mấy kết quả. Nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng: “Với việc thu phí nội dung âm nhạc, các nhà mạng di động sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với Zing hay NCT chỉ giỏi bán quảng cáo chứ không phải bán nội dung. Những khách hàng của nhà mạng sẽ là những người tiên phong cho phong trào này”.
“Chúng tôi đang nghiêng về phía đề xuất hợp tác với nhà mạng Viettel vì họ sở hữu lượng khách hàng di động rất lớn, đặc biệt là có một sản phẩm được đầu tư rất bài bản để đón nhận xu hướng này, đó là Keeng.vn. Viettel tuy mới nhảy vào thị trường bán nhạc số, nhưng tôi có niềm tin đây sẽ là chỗ dựa tốt cho các nghệ sỹ”, nhạc sĩ Quốc Trung cho biết.
Hiện Keeng đã có mặt trên tất cả các nền tảng từ web đến các ứng dụng trên Android, iOS, Windows Phone, với cơ sở dữ liệu nhạc bản quyền khá phong phú, một sản phẩm được thiết kế kĩ càng và có nhiều tính năng khác biệt do tận dụng được lợi thế của nhà mạng Viettel.
Với bước đi của các website âm nhạc trong thời gian gần đây, dường như đang có sóng ngầm diễn ra. Và hi vọng các động thái này sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người nghe nhạc - sự ủng hộ mà giới nghệ sĩ đã mong chờ hàng chục năm nay.
Theo ICTNews
Bình luận
Kinh tế khó khăn mới là vấn đề chính
Itune không lấy thị trường VN làm chủ đạo mà là các nước phát triển khu vực EU các nước US-AU chúng ta không nên lấy kiểu so sánh khập khiểng đó áp vào VN,1000 tỷ đó cũng từ nhân dân mà ra chứ đâu phải trên trời rơi xuống.Có lẻ ở các khu vực phát triển như thành phố chúng ta đi hơi bị nhanh.Rồi hình thức thu phí như thế nào cho hợp lý.Thậm chí khó khăn qua người dùng sẽ chuyển đổi hình thức nghe nhạc khác khó quản lý hơn.Còn các dịch vụ di động thì giỏi cái bán nhạc chờ chứ nội dung gì nghe có 30 giây sao mà gọi là nội dung.Thị phần nghe nhạc ở VN chủ yếu là sinh viên,học sinh đối tượng chưa có khả năng về kinh tế.Người đã đi làm và người lớn tuổi thì họ thường ít nghe bới thời gian công việc và có nghe họ thường nghe đĩa CD/DVD hoặc download về chứ ít nghe trực tuyến.Trong bài toán trên còn khá nhiều thiếu sót chỉ nhìn chung chứ không có cụ thể cho các nhóm đối tượng và tình hình đất nước.Ông cha ta có câu có thực mới vực được đạo mà
Ai mạnh dạn đứng ra làm Show như Paris By Night thì mặc may có thu. Nhạc thị trường không thể tồn tại lâu. Đó là lý do vì sao làng quê Việt Nam, người người Việt Nam yêu thích xem Paris By Night là vậy.
Muốn người nghe có ý thức, người sản xuất phải biết tiên phong, chứ cuốn theo thị trường, không có sự khác biệt thực sự thì moi tiền của người dùng sao được?
Nói thêm một chút về mấy ông nhạc sĩ kêu người nghe nhạc "sến" là có vấn đề, mấy cha này mới thật sự có vấn đề vì chả để lại được gì ấn tượng trong lòng khán giả khắp nơi. Thật là những phát ngôn tào lao mía lao!