Một người đàn ông đã cấm con mình sử dụng Facebook khi nữ sinh này đăng những hình ảnh không phù hợp lên trang cá nhân. Tuy nhiên, quyết định này của ông đã bị tòa án “sờ gáy” và ngay sau đó, ông phải rút lại lệnh cấm đó.
Việc bắt đầu khi nữ sinh 13 tuổi bị bố phát hiện đăng tải những bức ảnh khêu gợi lên Facebook, sau khi tìm hiểu, người bố khá sửng sốt khi biết rằng, con gái của mình vẫn thường xuyên đăng những bức ảnh “thiếu vải” lên trang web này từ khi 12 tuổi. Ngay lập tức, nữ sinh này bị cấm sử dụng Facebook.
Theo chính sách của Facebook, không ai dưới 13 tuổi được quyền tham gia mạng xã hội nhưng trang web này có một hệ thống đăng kí mở. “Chính sự thông thoáng này đã tạo điều kiện cho trẻ em có thể đăng nhập vào Facebook và đặt chúng vào nguy cơ bị lạm dụng”, luật sư của người cha biện hộ trước tòa.
Tuy nhiên, câu chuyện này không chỉ dừng lại ở phương pháp dạy con của người bố mà còn ảnh hưởng đến... nhân quyền. Thẩm phán Tòa án tối cao ở Belfast (Bắc Ireland) đã phong tỏa lệnh cấm của người cha, với lí do đây không phải là cách giáo dục hiệu quả, mặc dù người cha chống chế rằng lệnh cấm này chỉ có tính chất tạm thời.
Các phương tiện truyền thông xã hội cũng buộc phải đối mặt với hành loạt vấn đề pháp lí khi người cha tuyên bố con gái ông đã sử dụng Facebook và qua trang này, cô đã có “liên lạc liên quan đến tình dục” với nam giới. Liên quan đến vụ việc này, Facebook cũng phải tuyên bố bất lực khi được yêu cầu ngăn chặn những thiếu niên cố tình khai gian tuổi tác để sử dụng mạng xã hội.
Cô gái được giấu tên này đã sử dụng đến bốn tài khoản khác nhau trên Facebook và đã trao đổi với một người đàn ông. Trong mọi nỗ lực ngăn cấm con gái mình, người cha đã cố gắng gỡ bỏ những hình ảnh mà cô đã đăng tải.
Tuy nhiên, hành động của ông bị cáo buộc vi phạm sự riêng tư. Đồng thời, những liên hệ của cô bé 13 tuổi này với những người đàn ông trên Facebook được xác định có yếu tố lạm dụng và quấy rối.
Thẩm phán McCloskey khẳng định đã có rất nhiều lệnh cấm giống như trường hợp này và ông cho rằng đây là một quan niệm sai lầm, biện pháp này hoàn toàn không có khả năng giám sát và không hiệu quả. “Lệnh cấm đơn giản là không khả thi vì nguyên đơn có thể che giấu danh tính thực sự của mình dưới hàng triệu vỏ bọc ảo”, vị thẩm phán này nói.
Ông cũng chỉ ra rằng không có bằng cho thấy việc nữ sinh này gặp nguy hiểm kể từ mùa hè năm 2012. Ông McCloskey khẳng định phán quyết của mình không có ý bênh vực Facebook hoặc chấp nhận sự bất lực của họ trong vấn đề quản lí.
Theo Đời sống & Pháp luật
Bình luận