Các nhà đầu tư mạo hiểm muốn thung lũng công nghệ Silicon trở thành một tiểu bang có thể thiết lập luật lệ của riêng mình như một bang độc lập sau khi chia nhỏ bang California.

Gần đây, các nhà đầu tư mạo hiểm đã và đang dốc tiền vào Skype và Hotmail để kêu gọi người dân Mỹ ủng hộ việc Thung lũng Silicon trở thành một bang mới và độc lập của nước Mỹ.

Tim Draper - một nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nước Mỹ - cho biết ông muốn biến trung tâm công nghệ cao này thành một đế chế độc lập có thể thiết lập luật lệ riêng và tiếp nhận các khoản tiền đầu tư vào công nghệ cao mà không cần sự xin phép từ chính phủ.

Việc trở thành một tiểu bang độc lập còn giúp thung lũng Silicon được phép thử nghiệm các sản phẩm công nghệ mới chưa được hợp pháp hóa như công nghệ xe hơi và máy bay không người lái mà không phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền.

Kế hoạch táo bạo của Draper có tên gọi là “Six California”. Trong bản kế hoạch này, bang California sẽ được chia thành 6 tiểu bang và một trong số đó có thung lũng Silicon. Ông đã soạn thảo sẵn một bản đề xuất trưng cầu dân ý, lập website và gửi đến các nhà lập pháp với hi vọng sẽ biến nó thành hiện thực.

Draper chia sẻ trên TechCrunch rằng thung lũng Silicon – mái nhà chung của ngành công nghệ cao Mỹ từ những năm 1980 cần được đầu tư để nghiên cứu thay vì phải tài trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội cho những vùng khác thuộc bang Carlifornia. Theo bản đề án của Draper, bang Carlifornia sẽ được chia thành 6 tiểu bang bao gồm: Jefferson, Bắc California, Trung Carlifornia, Tây Carlifornia, Nam Carlifornia, Los Angeles và thung lũng Silicon.

Lợi tức cũng như các khoản nợ sẽ chia theo đầu người tại từng khu vực. Draper cũng sẽ lập ra văn phòng mới mang tên “Văn phòng đại diện của tiểu bang Carlifornia”, đồng thời bổ nhiệm một luật sư giỏi làm đại diện pháp lí cho thung lũng Silicon.

Draper hi vọng: “ Một chính phủ cấp bang sẽ là một điểm xuất phát mới. Hiến pháp phù hợp sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nở rộ của thế giới công nghệ. Thật là vô lí khi áp dụng những chính sách mang tính “đổ đống”. Mỗi bang khác nhau, với tính chất khác nhau cần phải đối xử theo cách khác nhau”.

Để biến kế hoach này thành hiện thực, Draper đã kiến nghị các cử tri bang Carlifornia yêu cầu sửa đổi hiến pháp. Bản kế hoạch này cũng cần sự phê duyệt của Quốc hội và con đường của Draper vẫn còn rất dài.

Draper không phải là người đầu tiên đưa ra ý tưởng táo bạo này. Trước đó Peter Thiel – nhà đầu tư mạo hiểm, đồng sáng lập PayPal đã từng đưa ra ý tưởng hòn đảo 200 dặm ngoài khơi bờ biển San Francissco sẽ là quốc gia riêng của Công nghệ. Trên hòn đảo này sẽ không có phúc lợi xã hội, không có mức lương tối thiểu và không hạn chế về sở hữu vũ khí sẽ là mảnh đất lí tưởng cho sự sinh sôi nảy nở của Công nghệ.

Nếu dự án này thành sự thực, nó sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của giới Công nghệ. Công nghệ sẽ có mảnh đất riêng và toàn quyền tự chủ. Với hàng triệu tín đồ trên toàn thế giới và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, công nghệ xứng đáng có thủ phủ riêng như Vatican của các tín đồ Thiên chúa giáo.

Theo Tiền Phong




Bình luận

  • TTCN (0)