Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ kinh tế xã hội, trong đó có điện hạt nhân và các yếu tố liên quan. Đây là chính sách của Nhà nước nêu ra trong Luật năng lượng nguyên tử, được Quốc hội thông qua sáng hôm qua, 3/6.
Luật đề ra các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử tại nước ta và việc đảm bảo an toàn, an ninh trong các hoạt động đó, cũng như những quy định cụ thể về việc vận chuyển, xuất - nhập khẩu vật liệu phóng xạ, việc ứng phó với các sự số hạt nhân....
Đặc biệt, luật đã dành hẳn một chương lớn để làm rõ các quy định đối với các cơ sở hạt nhân ở các cấp độ khác nhau, từ lò nghiên cứu đến nhà máy điện hạt nhân. Theo đó, các lò nghiên cứu sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép, còn nhà máy điện hạt nhân phải được Quốc hội thông qua. Những quy định pháp lý này sẽ tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.
Cho tới nay, năng lượng nguyên tử đã có đóng góp to lớn trong nhiều mặt của đời sống, như trong các y tế phục vụ chữa trị và chẩn đoán, trong nông nghiệp để chế tạo các chất kích thích tăng trưởng, tạo ra các giống mới có chất lượng cao, trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên..., và gần đây nhất sẽ là góp phần sản xuất điện phục vụ kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam lĩnh vực này còn có những hạn chế nhất định, do hệ thống thiết bị công nghệ còn ở trình độ thấp, mặt pháp lý chưa đủ mạnh, chưa có văn bản nào bao quát hết các khía cạnh đặc thù của lĩnh vực này.
Vì thế, việc xây dựng Luật năng lượng nguyên tử là rất cần thiết, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng kỹ thuật bức xạ cũng như phát triển điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
(theo VnExpress)
Bình luận
Giờ mới biết năng lượng nguyên tử còn có một loạt ứng dụng ngoài sản xuất điện.
Viện nghiên cứu Hạt nhân trên Dallat đang nghiên cứu và ứng dụng các hiện tượng vật lý hạt nhân vào Y học, Sinh học.v.v... Cái này cũng có lâu rồi.
Còn chương trình sắp tới đây là Nhật giúp ta xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Có lẽ cũng chỉ thế thôi.
Còn để ứng dụng từ Khoa học--->đến Kĩ thuật, đến Công nghệ thì phải tự mà nghiên cứu lấy.. Sẽ không có chuyện nó chuyển giao công nghệ đâu..