Là rác thải điện tử của tương lai, hoặc thậm chí “tận dụng” làm vũ khí chống khủng bố - có vẻ chiếc mobilephone “nhỏ xinh” còn nhiều tiềm năng hơn chúng ta vẫn tưởng.

Có bao nhiêu mobile phone đang được sử dụng?

Dân số thế giới là 6,5 tỉ người, và “dân số” điện thoại di động đạt .. một nửa con số đó: trên 3, 3 tỉ chiếc điện thoại di động đang được sử dụng. Với tỉ lệ cao như vậy, thật dễ hiểu khi một số quốc gia giàu có đang xảy ra tình trạng “lạm phát di động”, ví dụ như Lucxembourg: cứ 100 người sẽ có... 158 mobile phone.

Mobile phone, rác thải số của tương lai?

Với 3,3 tỉ mobile phone đang được sử dụng, 125 triệu chiếc bị vứt bỏ mỗi năm. Tốc độ “bỏ xó” mobile đang tăng ngày càng nhanh, như người Hàn “lên đời” phone mỗi 11 tháng càng khiến vấn nạn “rác di động” nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia dự báo mobile phone sẽ “soán ngôi” “vua rác điện tử” của PC chỉ trong 5 năm tới.

Quốc gia nào nhắn tin nhiều nhất thế giới?

Theo một nghiên cứu gần đây, các nữ sinh từ 15 tới 19 tuổi tại Hàn Quốc nhắn trên 200 ngàn tin nhắn SMS mỗi năm, tức … 60 tin mỗi ngày! Nếu con số này chưa đủ “xi nhê”, câu tuyên bố chắc nịch của Thời Báo Hàn Quốc sẽ khiến bạn ấn tượng hơn nữa: “Trên 30% học sinh Hàn gửi qua lại 100 tin nhắn mỗi ngày”

ĐTDĐ mới chỉ... 25 tuổi

Tuổi đời DTDĐ trẻ hơn nhiều so với mọi người vẫn tưởng. Chiếc mobile phone đầu tiên của hãng Motorola, ra mắt năm 1983 có tên Motorola DynaTAC 8000X. Cái tên dài dằng dặc này là từ viết tắt cho tên chính thức .. “loằng ngoằng “cũng chẳng kém: “Dynamic Adaptive Total Area Coverage” (tạm dịch: Tự động hoá vùng phủ sóng!).

Di động, hay đèn pin?

Dành một phút ngẫm nghĩ: bạn đã bao giờ dùng mobile phone để soi gậm giường tìm chìa khoá, hoặc soi đường trong nhà khi mất điện? Nếu câu trả lời là có, hãy yên tâm không chỉ mình bạn “phí phạm” tiềm năng “chú dế” của mình. Theo nghiên cứu mới nhất từ đại học Sprint, Mĩ, 2/3 số người sở hữu mobile phone … sẵn sàng dùng màn hình điện thoại thay cho đèn pin khi cần.

Mobile phone, phương tiện liên lạc hay vũ khí khủng bố công nghệ cao?

Hiện tại, đây vẫn chưa phải vấn đề lớn ngoài vài vụ doạ dẫm qua di động. Nhưng với việc điện thoại bật 24/24 và tuổi sở hữu ngày càng nhỏ, các “băng đảng trường học” giờ đây có trong tay vũ khí bắt nạt bạn đồng học cực kì đắc lực: chiếc điện thoại di động. Đây đang là vấn đề nhức nhối ở một số nước châu Âu, đặc biệt tại Anh.

Mobile phone chống khủng bố…

Các nhà nghiên cứu tại đại học Purdue, Mĩ vừa hồ hởi loan báo kết quả dự án mới nhất của họ: gắn máy dò phóng xạ lên mobile phone và dùng mạng lưới di động sẵn có để theo dấu nguồn phát phóng xạ khủng bố. Có vẻ hơi phòng xa quá mức, nhưng với một quốc gia luôn lo sợ nạn khủng bố như Mĩ, không có gì là không thể!

Mobile phone phòng ngừa thiên tai

Phần Lan và Nhật Bản là hai quốc gia đi đầu trong vấn đề này. Các hãng cung cấp dịch vụ mobile sẽ tự động cảnh báo người dùng/dân chúng về các thảm hoạ và thiên tai trong khu vực. Ít nhất, dịch vụ này cũng tỏ ra có ích hơn so với dùng mobile dò vũ khí hạt nhân như trên!

5/10 tiểu thuyết hàng đầu Nhật Bản viết trên… mobile phone

Gạt ngành công nghiệp xuất bản truyền thống sang một bên, bất chấp màn hình “bé tí xíu” của DTDĐ, lượng người đăng kí dịch vụ này tại Nhật đang tăng vọt và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho cả hãng cung cấp dịch vụ lẫn tác giả - chủ yếu là các nữ tác gia trẻ chuyên viết truyện trên mobilephone. Nhật bản xứng đáng là quốc gia tiên phong trong mọi loại hình dịch vụ di động.

(Theo Dantri)



Bình luận

  • TTCN (2)
mptu  325

Không hiểu phần cuối giữa tít và nội dung khác hẳn nhau, viết trên điện thoại hay viết cho điện thoại là hai vấn đề khác hẳn!

Hải Nam  30903

"trên mobile phone". Nguồn: http://bit.ly/bNTp10