Thương vụ Microsoft – Yahoo! chắc chắn đã không còn gì có thể cứu vãn. Liệu quyết định của Jerry Yang có đúng hay không? Theo nhiều chuyên gia phân tích, có rất nhiều dấu hiệu chứng tỏ người hùng trẻ tuổi này đi một nước cờ đúng đắn.

Jerry Yang phải chứng tỏ nhiều điều sau quyết định chấm dứt đàm phán thương vụ Microsoft – Yahoo! Trước mắt anh là những thách thức lớn trong đó có việc nâng giá cổ phiếu, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, thắng trong cuộc đánh cược tương lai của cả công ty cũng như sự nghiệp của bản thân. Một cánh cửa nữa đang mở ra – cánh cửa dành riêng cho Yahoo! và Google. Liệu đằng sau cánh cửa đó có phải là một núi tiền? “Cú hạ đo ván Microsoft” của Google

“Vở kịch” đã mất đi nhân vật Microsoft, giờ chỉ còn gã khổng lồ tìm kiếm Google và cổng Internet lớn nhất thế giới Yahoo. Nhưng dường như vẫn chưa đến cao trào. Sau 4 tháng “cò cưa” ròng rã, cuối cùng thì thương vụ Microsoft – Yahoo cũng kết thúc với một kẻ thắng cuộc duy nhất: Google. Ngay sau tuyên bố từ bỏ Yahoo ngày 12 tháng 6 của Microsoft, Google đã có một buổi đàm phán kéo dài hàng giờ với Yahoo về việc đặt các quảng cáo trên những trang web của hãng này. Tuy nhiên, không vì động thái tích cực này mà cổ phiếu của Yahoo thoát hiểm, các nhà đầu tư lần lượt kéo nhau bỏ đi khiến cho cổ phiếu của công ty này tụt giảm 10%, xuống còn 23,52 USD/cổ phiếu.

Microsoft không còn mặn mà

Các nhà nghiên cứu đã “cân đo đong đếm” lại thương vụ này. "Cạnh tranh trong ngành quảng cáo trực tuyến đang gặp khó khăn nghiêm trọng sau hàng loạt những vụ sát nhập, mua lại, nhượng lại", ông Jeff Chester, giám đốc điều hành một trung tâm nghiên cứu thị trường, cho biết. Trong khi đó các nhà quảng cáo cũng tỏ ra lo ngại. "Sự kết hợp này sẽ làm đảo lộn mọi công việc của chúng tôi", Bryan Wiener, CEO của đại lý marketing 360i, phát biểu. Ông này cho rằng chắc chắn Yahoo! sẽ bị thiệt hại về mặt dài hạn khi các nhà quảng cáo bỏ hãng này mà làm việc trực tiếp với Google.

Mặc dù bắt tay hợp tác với Google sẽ hạn chế sự phát triển tiềm năng của Yahoo! nhưng rõ ràng là hãng này không có nhiều lựa chọn đặc biệt là sau nhiều tháng ròng rã thương thảo không thành với Microsoft. Còn Microsoft hiện không còn mấy mặn mà với việc mua bán này. Giờ đây, họ chỉ để mở hé cửa đối với Yahoo!, yêu cầu mua lại việc kinh doanh thông qua công cụ tìm kiếm của công ty này.

Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ Jerry Yang đã đưa ra quyết định đúng cho dù 2 đối tác là Microsoft và Google có suy tính gì đi nữa.

1. Chứng khoán hy vọng sẽ tăng mạnh

Trước khi Microsoft đề nghị mức 31 USD/cổ phiếu với Yahoo vào ngày 31 tháng 1 năm 2008, cổ phiếu của Yahoo đã rớt giá nghiêm trọng từ 33,63 USD xuống còn 19,18 USD/cổ phiếu trong một thời gian dài, suốt từ tháng 10 năm 2007. Thương vụ này đã khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn, giá cổ phiếu tăng lên 28,38 USD/cổ phiếu nhưng vẫn chưa vượt mức đề nghị lần 2 của Microsoft (33 USD/cổ phiếu). Và mặc dù đã bắt tay với Google nhưng hiện tại tình hình giá cổ phiếu của Yahoo! vẫn chưa có tiến triển đặc biệt. Trong vòng 6 tháng tới, mục tiêu của hãng này là phải tăng bằng được giá cổ phiếu, vượt mốc 33 USD.

2. Yahoo! có thể đạt mức doanh thu 2,47 tỉ USD

Không kể đến ảnh hưởng của bất kỳ đề nghị sát nhập nào thì việc tăng doanh số đối với Yahoo! là điều nằm trong lòng bàn tay. Con số doanh thu dự kiến trong năm nay của họ là 2,47 tỉ USD, bằng với con số doanh thu mà Microsoft có được từ các dịch vụ trực tuyến trong năm tài chính 2007.

3. Thương vụ buộc Yahoo! phải cứng rắn và năng động hơn

Kể từ ngày Microsoft “ngỏ lời”, Yahoo! thực sự có một nhịp độ sống mới. Hãng tung ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn chỉ trong vài tháng ngắn ngủi. Điều đó đã gây ấn tượng khá mạnh với Eric Schmidt, ông chủ của Google.

4. Cuối cùng thì cũng có thể kiếm tiền từ 500 triệu người truy cập

Yahoo! ngồi trên đống vàng chưa được khai thác đã quá lâu rồi. Mỏ vàng quảng cáo thông qua tìm kiếm của hãng vẫn chưa được chăm sóc chu đáo, nhưng giờ đây với sự trợ giúp của Google, Yahoo! sẽ kiếm bộn tiền.

5. Trở thành thỏi nam châm hút nhân tài

Nếu doanh thu tăng, cổ phiếu nhảy vọt nhờ sự kết hợp này thì việc Yahoo! trở thành thỏi nam châm thu hút nhân tài từ khắp nới trên thế giới là một điều dễ hiểu.

6. Yahoo! sẽ mua Facebook

Chưa ai dám chắc ý tưởng này đem về sự hiệu quả và an toàn nhưng ai cũng cho rằng nếu mua lại Facebook thì Yang sẽ trở thành một trong những CEO vĩ đại nhất mọi thời đại. Bởi trước đây Google từng để vuột mất DoubleClick vào tay Microsoft. Yang đã xem đây là bài học để rút kinh nghiệm.

7. Steve Ballmer sẽ thất nghiệp

Thương vụ Yahoo-Microsoft quả là một cuộc chiến hỗn độn. Vị trí của cả 2 người đứng đầu 2 công ty này, Jerry Yang và Steve Ballmer, đều ngàn cân treo sợi tóc. Nếu như Yang tiếp tục với Ballmer, không ai kết luận được là sẽ đúng hay sai. Nhưng Ballmer không thuyết phục được Yang thì lại là một vấn đề căng thẳng hơn rất nhiều. Dù thế nào thì chúng ta vẫn chưa thể kết luận được cho đến khi tìm thấy kẻ thua cuộc.

8. Săn người từ Google

Đây cũng là một trong những chiến thuật nhằm lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư cũng như các chuyên gia tại thung lũng Silicon. Việc của Yang bây giờ là “dụ dỗ” nhân tài từ Googleplex về làm việ cho mình.

(Theo Dantri/Businessweek, Forbes)



Bình luận

  • TTCN (0)