Theo báo cáo nghiên cứu phát hành bởi Kỉ yếu Viện hàn lâm Khoa học (PNAS - Proceedings of the National Academy of Science), Facebook tiến hành nghiên cứu bí mật trên gần 700.000 người sử dụng của họ từ năm 2012 (khi Facebook chưa thiết lập chặt quyền riêng tư), lợi dụng những status, cập nhập của người dùng để thao túng cảm xúc của họ.
Theo đó, 689.000 người sử dụng bị theo dõi cảm xúc thông qua các tin tức mới từ New Feeds. Facebook sử dụng phần mềm để xác định tính tích cực và tiêu cực trong cập nhật trạng thái và tách bài viết của người dùng thành hai loại. Sau đó, Facebook thay đổi nguồn tin của người sử dụng để làm nổi bật bài viết nhìn thấy trên News Feed của đối tượng được theo dõi theo hướng tích cực hay tiêu cực, theo dõi "phản ứng", để xem họ có bị tác động từ các New Feeds đó hay không, tìm ra bằng chứng chứng minh rằng cảm xúc có thể lây lan ngay cả khi người dùng không tiếp xúc trực tiếp trên mạng xã hội, và ảnh hưởng của những thông điệp ảo đối với người dùng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy những người nhận được cập nhật trạng thái tích cực thường đăng những thông điệp hạnh phúc và ngược lại, nhưng cảm xúc này chỉ duy trì khoảng chừng vài ngày. Đây là bằng chứng quan trọng cho thấy phương tiện truyền thông xã hội có thể tác động mạnh mẽ vào trạng thái tinh thần của người dùng.
Facebook tuyên bố họ sử dụng máy móc cho toàn bộ quá trình thí nghiệm, và không có nhà nghiên cứu nào thực sự nhìn thấy các bài viết trên mạng xã hội của người dùng, nhưng dấu hỏi về quyền riêng tư của người dùng vẫn bỏ ngỏ.
Theo Kienthuc.
Bình luận