Theo đó, nhóm các chủ nợ (chủ yếu gồm ba nhà mạng lớn tại Hàn Quốc là SK Telecom, KT và LG U+) đã chấp nhận kéo dài hạn trả nợ không lãi suất cho Pantech đến ngày 25/7/2016. Điều này giúp Pantech khỏi bị phá sản do số tiền nợ lớn của mình.

Hoạt động kinh doanh của Pantech chủ yếu là thị trường trong nước, bán điện thoại di động giá rẻ để cạnh tranh với Samsung và LG. Công ty cũng bán một số model, như Pantech Vibe, tại Mỹ và Nhật Bản.

Đầu tháng này, Pantech đã phải nhận trái đắng khi tổn thất nặng nề trong lợi nhuận hoạt động, trong khi phải trả số tiền nợ lên đến 475 triệu USD, thậm chí ước tính từ các nhà mạng cho thấy lượng điện thoại tồn kho của công ty này hiện đã lên đến 600.000 chiếc khi công ty ngừng bán điện thoại kể từ ngày 4/7 vừa qua. Nếu Pantech phá sản, các nhà sản xuất smartphone ngoài Hàn Quốc sẽ có cơ hội để tìm chỗ đứng tại thị trường nước này.

Trước thời hạn trả nợ, hầu hết các chủ nợ của Pantech không đồng ý hoán đổi nợ trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, cả ba nhà mạng nói trên đã miễn cưỡng chấp nhận kéo dài hạn trả nợ nhằm giúp Pantech thoát khỏi khó khăn, mặc dù họ phải chịu áp lực từ chính phủ lẫn các đồng chủ nợ. Để tăng thời hạn trả nợ thêm 2 năm, Pantech đã thuyết phục được ba nhà mạng và 550 công ty khác nắm giữ 215 triệu USD tiền trái phiếu của họ vào phút cuối.

Mặc dù vậy, theo giới phân tích, nhiều khả năng Pantech sẽ phải vay thêm tiền để phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty và thoát khỏi giai đoạn khó khăn.

Nguồn CNET.




Bình luận

  • TTCN (0)