Hiểu được vấn đề này, công ty Kateeva của Mỹ đã áp dụng một quy trình công nghệ in phun mới nhằm giải quyết vấn đề, bằng cách tạo ra một lớp phủ bảo vệ đặc biệt có tác dụng giúp tránh sự xâm nhập của oxy và hơi nước.

Ngoài ra, bằng việc tích hợp quy trình công nghệ này vào để lắp ráp các mẫu màn hình cong, công ty cũng hi vọng việc sản xuất sẽ trở nên dễ dàng hơn với mức chi phí chỉ có phân nửa so với công nghệ hiện tại.

Ảnh
Máy in phun mới của công ty Kateeva.

Một trong những thách thức khác mà nhà sản xuất này còn phải tiếp tục giải quyết đó là làm sao để các điện cực trong suốt ITO có trong màn hình cảm ứng không bị vỡ khi gập lại, dù chúng rất bé và không thể nhìn thấy.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang bước đầu được giải quyết nhờ vào phương pháp của công ty Catanu (Phần Lan) bằng cách tạo ra những tấm màng mỏng được che phủ bởi một mạng lưới ống nano carbon dành cho màn hình uốn dẻo, giúp chúng có thể kéo dãn và uốn cong một cách dễ dàng.

Công nghệ màn hình cong OLED là một công nghệ tiềm năng và hứa hẹn có thể đưa con người tới gần hơn với viễn cảnh trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Do đó, nếu như màn hình cong sớm được thương mại hóa trên thị trường thì những mẫu điện thoại có thể uốn dẻo hoàn toàn trong tương lai gần như là chuyện có thể trở thành hiện thực.

Nguồn Phonearena, Technologyreview.



Bình luận

  • TTCN (0)