Theo các chuyên viên thuộc Viện Nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc: Nhiệt độ của những con sông băng tưởng ở Tây Tạng dường như đã "nóng lên" tối đa. Trong 2.000 năm qua, nhiệt độ của nguồn nước chính dành cho cư dân khu vực châu Á đã đạt đến cột mốc chưa từng thấy. Bên cạnh đó, nhịp độ nước dâng lên trong nửa thế kỉ cũng đã gấp hai lần mức trung bình của thế giới.

Theo các nhà khoa học, tình trạng này sẽ tạo ra nguy cơ sa mạc hoá ở khu vực này và người dân khu vực châu Á sẽ sớm phải đối mặt với những thiên tai phát sinh.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong vòng 30 năm qua, 8.000 km2 diện tích, tức là 15% tổng khối đá băng trên các dòng sông băng của Tây Tạng đã mất đi.

"Nếu tình trạng cứ tiếp diễn như hiện nay, không xa nữa tình trạng lũ lụt tàn phá và lở đất sẽ xảy ra".

Trước đó, đầu năm 2014, các chuyên gia Liên hợp quốc cũng đã nêu ra kịch bản đại hồng thủy của ngày tận thế tại cuộc họp về biến đổi khí hậu ở Yokohama (Nhật bản).

Hệ quả của việc phá hoại thiên tai dẫn đến sự nóng lên của trái đất khiến băng tan chảy là việc hàng triệu cư dân các khu vực ven biển châu Á có thể sẽ chết do lũ lụt, nạn đói do năng suất trồng trọt thấp kém.

Ảnh
Các sông băng của Tây Tạng tan chảy sẽ nhấn chìm một phần khu vực châu Á Ảnh: East News/Xinhua/Chogo.

Người ta cũng dự đoán rằng, năng suất trồng trọt các loại lương thực cơ bản như lúa mì, thóc gạo, ngô có thể sẽ giảm tới 25% vào năm 2050, trong khi đó, dân số thế giới sẽ đạt mức tăng thêm đến 9 tỉ người vào năm đó.

Cũng theo dự báo, việc khai thác hải sản có thể giảm một nửa bởi nhiều loài thủy sinh di cư đến phương Bắc có môi trường nước ấm áp.

Tiếp theo, tình trạng thiếu thốn dự trữ nước và lương thực thực phẩm chắc chắn sẽ gây ra xung đột giữa các quốc gia và dân tộc. Khi đó, chiến tranh, cái chết và sự hủy diệt là điều được tính đến.

Tuy nhiên, trao đổi với Tiếng nói nước Nga, ông Aleksandr Yulin, Trưởng phòng thí nghiệm băng hà của Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nói rằng: Sự thay đổi trong các sông băng của hệ thống núi cao có thể sẽ chỉ mang tính cục bộ. Trong năm nay có thể xảy ra lũ lớn, có thể có thương vong về người song điều này không đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến toàn bộ khí hậu trái đất.

Nhưng đứng trước vấn đề các con sông băng của Tây Tạng đang tan chảy, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn kêu gọi Chính phủ nước mình hoạch định biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Trong đó nhấn mạnh đến việc giảm thiểu việc nhiên liệu đốt than đại trà để giảm lượng thải CO2.

Theo VTC.



Bình luận

  • TTCN (0)