Khi mà tình hình biến đổi khí hậu đang dần có những tác động tiêu cực và mãnh liệt hơn và trong thời gian tới nếu như nhân loại không có các giải pháp tích cực thì với số băng đang tan nhanh ở Nam Cực thì rất có thể một ngày nào đó trọng lực của Trái Đất sẽ có một sự biến đổi lớn.

Theo các nhà khoa học từ cơ quan vụ trũ Châu Âu (ESA) đã tiến hành phân tích sự thay đổi ở Nam Cực thông qua vệ tinh GOCE cho hay, số lượng băng mất đi tại khu vực Tây Nam Cực từ 11/2009 tới 6/2012 đã gây ra sự suy giảm trọng trường ở đây.

Công bằng mà nói, sự thay đổi hiện nay là khá nhỏ và không đến nỗi con người có thể bị mất trọng lực như ở ngoài vũ trụ khi đứng ở tại khu vực này. Tuy nhiên, dù là cái gì rất nhỏ thì nó cũng là hồi chuông báo hiệu trước cho một sự thay đổi lớn trong tương lai nếu như không tìm cách ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra tan băng ở hai cực.

Vào đầu năm nay, một nhóm chuyên biệt của các nhà khoa học đã phát đi cảnh báo rằng, các sông băng vĩnh cữu ở Tây Nam Cực đã bắt đầu sụp xuống một cách không thể ngăn nổi và chắc chắn rằng với từng ấy số băng tan ra hàng năm sẽ là mối đe dọa cực kì nghiêm trọng tới mực nước biển và các quốc gia sống xung quanh biển.

Nói về góc độ vật lí của hiện tượng thay đổi trọng lực, mặc dù tất cả đều biết rằng, trọng lực là một đại lượng vật lí không thay đổi, nói cách khác nó là một hằng số bất biến. Thế nhưng đó chỉ là trên lí thuyết, trọng lực vẫn có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào vị trí bạn đang đứng trên Trái Đất và mật độ đất, đá dưới chân bạn. Và rõ ràng rằng, các nhà khoa học thông qua việc sử dụng các vệ tinh quan sát có thể theo dõi được sự thay đổi này một cách dễ dàng dựa trên số lượng băng đang ngày càng tan nhanh tại Nam Cực.

Được biết, các kết quả phân tích mới đây này là sự kết hợp của các vệ tinh đo trọng trường độ phân giải cao cùng với các vệ tinh đo trọng trường độ phân giải thấp đã hoạt động lâu trong một sứ mệnh có tên là Grace, một nghiên cứu hợp tác giữa Mỹ và Đức.

Dự kiến trong thời gian tới, các nhà khoa học hi vọng có thể mở rộng được quy mô phân tích rộng lớn hơn, bao trùm hết toàn bộ Nam Cực và cung cấp được những hình ảnh rõ ràng nhất về tốc độ nóng lên toàn cầu đang tác động như thế nào ở Nam Cực. Theo ước tính, mực nước biển trên toàn cầu có thể sẽ cao hơn lên tới 127 cm vào cuối thế kỉ này.

Trước đó, các nghiên cứu với nguồn dữ liệu lấy từ vệ tinh của bên thứ ba đã cho thấy, số lượng băng mất đi ở Tây Nam Cực đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2009 với hơn 500 km3 băng tan chảy mỗi năm và nó có kích thước tương đương với cả quận Manhattan, tiểu bang New York của nước Mỹ.

Nguồn Wired.



Bình luận

  • TTCN (0)