Bí mật đằng sau việc ghi hình pháo hoa là bạn phải chụp ở tốc độ cực thấp mới có thể ghi được các tia ánh sáng đầy màu sắc bùng sáng trên bầu trời. Điều này cũng có nghĩa bạn cần những chiếc máy có khả năng ổn định hình ảnh để chụp không bị mờ.

Cách tốt nhất để ổn định hình ảnh là sử dụng chạc 3 chân, khi đó các thao tác chụp của bạn sẽ liền mạch và không bị tác động bởi các rung động không mong muốn.

Nếu bạn sử dụng loại máy SLR số (DSLR) thì tốt nhất là mua loại cáp chụp (giá từ 50-70USD) để không phải chạm vào máy khi chụp ảnh.

Còn nếu sử dụng loại máy ảnh "ngắm và chụp" (point-and-shoot), hoặc các mẫu máy ngắm-chụp cao cấp hơn thì bạn cần kích hoạt chế độ "Pháo hoa" (Fireworks). Máy sẽ tự động chuyển sang chế độ chụp các vật thể có độ bùng nổ dài trong đêm tối.

Nói chung chế độ cấu hình sẵn (preset) dành cho pháo hoa của các loại máy ảnh khá tốt. Khi đó máy sẽ tắt đèn flash, ngắt chế độ tự lấy nét và bù phơi sáng, giảm tốc độ chụp và khẩu độ, đồng thời giảm mức nhạy sáng (ISO).

Một số mẫu máy "ngắm và chụp" có thể thiếu mất chế độ dành riêng cho pháo hoa, nhưng bạn vẫn có thể tự điều chỉnh các thông số để đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi đó, hầu hết các máy DSLR đều không có chế độ preset dành cho pháo hoa. Đối với những trường hợp này, cần đặt ISO của máy ở mức thấp nhất nhằm giảm độ nhiễu mà máy sinh ra trong quá trình phơi sáng dài.

Bạn cũng nên tắt chế độ tự lấy nét, và đặt điểm nét về vô cực để máy không tìm kiếm các vật thể trong đêm tối khi bạn chuẩn bị chụp. Nếu máy ảnh không có chế độ điều chỉnh thủ công, bạn cần chuyển chúng sang chế độ "landscape" để máy cầu hình điểm nét về vô vực và môi trường ánh sáng thấp sẽ khiến cho máy chụp ở tốc độ chậm hơn.

Nếu bạn có thể kiểm soát được thiết lập khẩu độ trên các máy "ngắm và chụp" thì nên quay chúng về mức f/ thấp, khoảng giữa f/8 và f/16. Điều này sẽ giúp ngăn độ phơi sáng quá mức và tránh những điểm nhòe sáng trên bầu trời đêm (khi pháo hoa bắn lên).

Và cuối cùng, bạn cần thiết lập ở tốc độ chụp chậm hơn, khoảng từ 1 giây tới 16 giây, tùy thuộc vào lượng sáng xung quanh và cách mà pháo hoa phát nổ trên bầu trời. Mức phơi sáng càng dài thì lượng pháo hoa chụp được càng nhiều và các đuôi sáng càng dài hơn. Do vậy, đầu tiên bạn nên thử ở mức tốc độ 1-4 giây xem kết quả như thế nào trước đã.

Còn những hệ máy DSLR thì việc chụp pháo hoa lại dễ dàng hơn, hay nói cách khác nó có nhiều lựa chọn hơn. Hãy đặt máy ở chế độ điều khiển thủ công hoàn toàn, rồi chọn trước tiêu cự cho ống kính (trừ khi bạn sử dụng ống kính gốc chỉ có một tiêu cực, còn khẩu độ sẽ thay đổi mỗi khi bạn điều chỉnh tiêu cự); đặt độ mở của khẩu độ chậm; tốc độ chụp chậm. Hầu hết các máy SLR đều có chế độ "bóng đèn" giúp cửa chập luôn mở khi bạn giữ nút chụp. Bạn cũng có thể sử dụng chế độ này để ghi độ phơi sáng trong vòng 30 giây.

Các loại máy "Point-and-Shoot" dành cho chụp pháo hoa

Nói chung, bạn có thể sử dụng hầu hết những chiếc máy ảnh số hiện nay để chụp pháo hoa, miễn là nó có chế độ điều khiển thử công (để thiết lập ISO, khẩu độ, tốc độ cửa chớp hợp lý) hoặc có chế độ dành riêng cho pháo hoa. Những chiếc máy ảnh rẻ tiền hơn thì thường ít khả năng điều khiển thủ công, nhưng chúng vẫn có chế độ chụp pháo hoa để tự động quy trình này.

Đứng đầu trong số những mẫu máy "point-and-shoot" thích hợp nhất cho chụp pháo hoa là Panasonic Lumix DMC-LX2, giá khoảng 400USD. Chiếc máy ảnh 10MP này có khá nhiều tỉ lệ ảnh, chẳng hạn như 3:2 (DVD, 16:9 (HDTV), và 4:3 (truyền thống). Nó cũng có chế độ chụp pháo hoa với 18 cảnh khác nhau; cũng như các chế độ ưu tiên khẩu độ, ưu tiên cửa chập, và điều khiển thủ công hoàn toàn.

Trong khi đó, chiếc Nikon Coolpix L10 tuy có độ phân giải bằng một nửa Lumix DMC-LX2 nhưng giá của nó lại khá rẻ - chỉ có 100USD hoặc thấp hơn, và nhất là vẫn có chế độ riêng dành cho pháo hoa.

Fujifilm Finepix A610 (6.3MP) lại là một chiếc máy ảnh hạng trung khác, và mặc dù không có những chế độ chụp cao cấp và khả năng phơi sáng thủ công nhưng 14 chế độ chụp ảnh của máy (gồm cả pháo hoa) lại tỏ ra hợp lý với bạn hơn cả. Máy có khả năng zôm 3x, sử dụng màn hình LCD 2,5-inch giúp cho thao tác chụp được dễ dàng hơn.

Các loại máy DSLR dành cho chụp pháo hoa

Nếu muốn kiểm soát nhiều hơn những gì mà bạn có được từ hệ máy "point-and-shoot", nhất là khả năng thayd dổi ống kính, thì bàn có thể sử dụng những chiếc máy DSLR.

Chiếc máy đầu tiên đó là Canon EOS Digital Rebel XSi - 12.2MP, một mẫu máy khá mới của Canon và có giá tương đối rẻ nếu so với những chiếc DSLR khác. Chất lượng ảnh của XSi rất ổn, cộng thêm nhiều khả năng điều khiển thủ công để ghi hình pháo hoa.

Chiếc máy đắt tiền hơn là Canon EOS 40D, mặc dù độ phân giải chỉ có 10MP nhưng chất lượng ảnh lại nét ở mức đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, 40D lại thiết mất chế độ khung cảnh dành riêng cho pháo hoa. Tuy vậy, bạn vẫn có thể thiếp lập thủ công các thông số để tối ưu cho thao tác chụp này.

Một mẫu máy khác khá thích hợp đó là Olympus Evolt-E510 - 10MP. Máy không chỉ có các phần kiểm soát phơi sáng SLR truyền thống mà còn có 19 chế độ chụp hình, trong đó có một phần dành cho pháo hoa.

Cuối cùng là mẫu máy Sony Alpha DSLR-A300K - 12.2MP, dành cho chụp pháo hoa rất đẹp. Màn hình Live View theo thời gian thực của máy rất hữu ích cho tác vụ này.

(Theo Vnmedia/PCW, PCMag, Techworld)


Bình luận

  • TTCN (1)
Nemo Nguyen  21665

Máy ảnh số DC nào cho phép chỉnh manual về tốc độ chụp đều có thể chụp pháo hoa, còn DSLR thì là hiển nhiên (tất cả DSLR trên thị trường đều chỉnh manual được). Để chất lượng tốt thì cần dùng DSLR có độ nhạy ISO tốt hơn và ống kính xịn hơn DC nhiều lần.

Còn từ chụp được đến chụp đẹp thì phải phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người chụp. Như hình minh hoạ trong baéi viết thì là "kém".