Sapphire được xem là vật liệu mạnh thứ hai trên hành tinh. Nhưng ngay cả Corning, hãng sản xuất kính cường lực Gorilla Glass, cũng đã e dè, cân nhắc với sapphire. Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng sapphire vẫn có những nhược điểm nhất định.
Một yếu điểm “chết người” của sapphire là dễ bị "bẻ gẫy" và vỡ bởi có cấu trúc tinh thể lớn hơn so với thủy tinh.
Một vấn đề khác là khả năng hội tụ ánh sáng. Sapphire như một thấu kính, có thể hấp thu năng lượng ánh sáng dễ hơn, đồng nghĩa với đó là thời lượng pin sẽ bị giới hạn khi smartphone sử dụng màn hình sapphire. Màn hình phải tạo đối trọng xử lí tương phản ánh sáng, nên sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, thời lượng pin sẽ giảm nhanh hơn.
Cuối cùng là vấn đề về giá. Màn hình thủy tinh có giá chỉ bằng khoảng 1/10 giá màn hình sapphire, nghĩa là các nhà sản xuất có thể tiết kiệm được một lượng lớn chi phí để tập trung phát triển các tính năng khác của thiết bị. Ngoài ra, Sapphire sử dụng nhiều năng lượng hơn khoảng 100 lần để sản xuất so với thủy tinh, ít thân thiện với môi trường (khả năng gây ô nhiễm khí thải, chất thải cao).
Trong khi đó, kính trên iPhone 6 và iPhone 6 Plus sẽ giúp tăng cường khả năng đáp ứng khung hình của điện thoại. Màn hình thủy tinh được trải qua quá trình xử lí ion, giúp lấp đầy các khoảng trống giữa các nguyên tử để tăng cường khả năng chống lại các lực tác động.
Không sử dụng màn hình sapphire cho 2 mẫu iPhone đang được mong đợi nhất, phải chăng cũng là “chiêu bài” chiến lược của Apple dành cho những thế hệ sản phẩm tương lai?
Theo Xã Hội Thông Tin. Nguồn Pocket-lint.
Bình luận