So với vẻ hào nhoáng và phô trương xung quanh buổi trình diễn iPhone 6 của Apple hôm thứ 3 vừa qua thì sự kiện ra mắt Android One tuần tới ở Ấn Độ tương đối khiêm tốn. Điều này cũng dễ hiểu: khi nói đến sự thu hút, chú ý của toàn ngành công nghệ cao cũng như người dùng cá nhân thì khó ai có thể cạnh tranh với Apple.
Tuy nhiên, Android đang sở hữu gần 85 % thị trường điện thoại thông minh trên toàn thế giới, theo báo cao nghiên cứu Q2 của IDC và Strategy Analytics. Trong khi đó, iOS đã giảm xuống dưới 12% so với 18% cách đây 3 năm. Dựa trên những con số trên thì Android One có thể bán chạy hơn iPhone 6 trong năm tới. Điều này không cho thấy rằng Android One sẽ có thể cướp khách hàng của Apple. iPhone của Apple chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp trên thị trường và khách hàng của hãng này nổi tiếng là trung thành. Nhiều người sẽ sẵn sàng mua iPhone 6 hoặc vui vẻ sở hữu các phiên bản cũ hơn.
Tăng trưởng gần đây của Android thì ngược lại, thị trường của hệ điều hành này được thúc đẩy bởi lợi nhuận trong phân khúc tầm trung (từ 100-200 USD) hoặc giá rẻ dưới 100 USD. Android One đươc cho là nhắm tới thị trường đang bị chi phối bởi Google, vì đây chính là nhiệm vụ đang cần phải hoàn thành.
Đơn giản: Google muốn áp đặt một số tiêu chuẩn nhằm kiểm soát chất lượng thiết bị phân khúc bình dân trên thị trường. Kể từ khi Google tung ra Android hơn 5 năm trước đây, hãng đã cấp cho các OEM nền tảng mã nguồn mở Android để tùy chỉnh và tự do phát triển phần cứng. Kết quả là hàng trăm mẫu Android, nhiều trong số đó hiện nay đang chạy các phiên bản hệ điều hành di động đời đầu của cùng với các ứng dụng được thiết lập từ nhà sản xuất và nhà cung cấp.
Google biết những điều này không phù hợp và không thự sự an toàn đối với doanh nghiệp, không chỉ bởi vì nhiều dịch vụ của Google không hoạt động trên một số thiết bị Android và việc sử dụng dịch vụ của hãng là một phần quan trong trong mô ình kinh doanh. Điều đó vẫn chưa phải là duy nhất, Google đang tìm kiếm niềm tin và sự trung thành của người dùng. Android One được trao nhiệm vụ đó, phải thay đổi các nhà sản xuất, cung cấp thông số kĩ thuật cho các bộ phận phần cứng, nân cấp hệ điều hành và hệ thống phải nhanh hơn.
Ban đầu Android One nhắm vào thị trường mới nổi và những người lần đầu trải nghiệm, một vài năm tới tên tuổi của thương hiệu này là biểu tượng giá rẻ xâm chiếm thị trường Android và hướng tới phân khúc cao cấp, nơi mà Samsung Galaxy S5, HTC One M8 và LG G3 đã cố gắng để cạnh tranh với iPhone.
Đây là lí do tại sao trong khi hầu hết các chủ sở hữu iPhone luôn sẵn sàng trả cái giá cao cho điện thoại thông minh của Apple (và bất kì sản phẩm nào của Apple), còn nhiều chủ sở hữu thiết bị cao cấp Android thường tốn trả một khoảng ít hơn (thường là 1 phần của hợp đồng dịch vụ 2 năm) để có được phiên bản hiện tại của hệ điều hành di động Google cùng với phần cứng nhưng mà họ lại không cảm thấy giá rẻ.
Nhưng nếu Android One cung cấp khả năng trải nghiệm Android với phần cứng chất lượng hợp lí, chấp nhận được thì nhiều chủ sở hữu phân khúc cao cấp sẽ sẵn sàng chi để có được những gì họ cần.
Samsung, nhà sản xuất Android hàng đầu biết quá rõ rằng cuộc đua này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến thị trường cao cấp của mình cũng như lợi nhuận kinh doanh. Hãng này đã tìm cách phát triển hệ điều hành riêng của mình Tizen, ngoài ra các nhà sản xuất Android OEM khác như LG và HTC cũng đang chật vật với khả năng tài chính của mình. Giảm giá thành các thiết bị Android giúp Google giữ vị thế của mình và tốt cho người tiêu dùng. Tại sao phải trả tiền nhiều cho thiết bị chỉ có vòng đời 1 năm?
Theo PC World VN.
Bình luận