1. Đồ chơi Beanie Babies của Ti Warner – 1,76 tỉ USD
Việc sáng tạo món đồ chơi Beanie Babies đã giúp Ti Warner xây dựng đế chế lớn hơn cả hai hãng đồ chơi khổng lồ Hasbro và Mattel cộng lại. Trong một chuyến du lịch tới Italy, Warner đã có cảm hứng sáng tạo ra Beanie Babies. Ti dùng những kĩ xảo marketing lợi hại như làm phiên bản giới hạn và phát hành bí mật, để thu hút sự chú ý cũng như tạo sự mong chờ đối với sản phẩm này.
Năm 1995, vào thời hoàng kim của Beanie Babies, sáng chế của Warner đã đem về cho ông hơn 700 triệu USD lợi nhuận. Sau đó, Warner mở rộng đế chế kinh doanh của mình, trong đó có việc xây khách sạn Four Seasons tại New York. Hiện ông sở hữu khối tài sản trị giá 1,76 tỉ USD.
2. Công nghệ màn hình cảm ứng – Hơn 1 tỉ USD
Kết thúc vụ kiện kéo dài hai năm về việc vi phạm bản quyền công nghệ màn hình cảm ứng, Nokia nhận được hơn 1 tỉ USD từ Apple. Vụ kiện bắt đầu khi Nokia lật lại bản quyền màn hình cảm ứng trên điện thoại từ năm 1999 của mình. Ngoài hơn 1 tỉ nói trên, Apple phải trả cho Nokia 13 USD trên mỗi chiếc điện thoại iPhone được bán ra vĩnh viễn. Kể từ khi ra mắt iPhone, Apple đã bán được hơn 100 triệu bản.
3. Đồ lót Spanx của Sara Blakely – 1 tỉ USD
Nổi tiếng là nữ tỉ phú tự thân trẻ nhất thế giới, Sara Blakely nảy ra ý tưởng về chiếc quần định dáng Spanx sau một lần cắt bỏ phần chân trên chiếc tất của mình. Sara đã dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm trị giá 5.000 USD của mình để tìm kiếm và làm mẫu thử. Khi đó, bởi không đủ tiền để thuê luật sư để đăng kí bản quyền cho sản phẩm này, Sara đã tự nghiên cứu sách và viết bằng sáng chế cho riêng mình.
Sau khi nghe kể về câu chuyện khởi nghiệp của Sara, nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey đã liệt quần định dáng Spanx vào danh sách sản phẩm yêu thích nhất năm của mình. Nhờ đó, doanh số Spanx tăng vọt. Đến nay, Sara sở hữu tài sản hơn 1 tỉ USD nhờ sự quyết tâm, bền bỉ và quan trọng hơn là ý thức bảo vệ bản quyền.
4. Một số tính năng trên thiết bị di động của Apple – 290 triệu USD
Hai hãng công nghệ khổng lồ Apple và Samsung đã trải qua cuộc chiến bản quyền kéo dài 2 năm, trong đó, Apple đòi 2 tỉ USD tiền phí vi phạm bản quyền từ Samsung. Năm 2013, một phán quyết được đưa ra, theo đó, Samsung phải trả cho Apple 209 triệu USD.
Apple cáo buộc Samsung sử dụng bất hợp pháp các tính năng trên thiết bị thuộc bản quyền của mình như tính năng trượt để mở khóa, phóng to văn bản với một nút chạm và chạm để tìm kiếm. Điều ngạc nhiên là những tính năng tưởng như đơn giản này cũng được cấp bằng sáng chế.
5. Hệ thống Pulsavac Plus – 228 triệu USD
Năm 2013, công ty y tế Zimmer bị buộc trả cho Stryker 228 triệu USD tiền vi phạm bản quyền sáng chế hệ thống Pulsavac Plus – thiết bị dùng để loại bỏ các mảnh vụn trong quá trình chỉnh hình. Tòa án Michigan tuyên bố Zimmer đã bi phạm 3 quyền sáng chế của Stryker. Ban đầu, Zimmer bị buộc phải trả 70 triệu USD, sau đó con số này bị tăng lên 228 triệu USD bởi tòa án nhận thấy đây là hành vi “xâm phạm bản quyền có chủ ý” của công ty này.
6. Vệ tinh băng thông rộng – 100 triệu USD
Hãng chế tạo vệ tinh Space Systems/Loral (SSL) đã bị buộc tội vi phạm bản quyền sáng chế vệ tinh băng thông rộng của ViaSat Inc., và vi phạm hợp đồng khi sản xuất vệ tinh băng thông rộng cho đối thủ của ViaSat. Ban đầu, tòa án liên bang San Diego tuyên bố SSL phải trả 283 triệu USD cho ViaSat, nhưng sau đó giảm xuống 100 triệu USD. Tòa án yêu cầu SSL trả trước 40 triệu và trả góp theo quý 60 triệu còn lại trong 2,5 năm.
Chủ tịch của ViaSat President, Rick Baldridge, cho biết: “Những gì chúng tôi muốn là khẳng định đó là công nghệ của mình, rằng những người đã sử dụng nó lẽ ra không nên làm vậy. Và chúng tôi đã làm được điều đó. Tôi tin rằng đây là vụ lớn nhất liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ vệ tinh truyền thông thương mại”.
7. Đồ chơi Super Soaker – 73 triệu USD
Lonnie Johnson, nhà phát minh đồ chơi bán chạy nhất trong năm 1991 và 1992, Super Soaker, đã nhận được 73 triệu USD từ công ty Hasbo, sau 5 năm công ty này sử dụng bản quyền mà không trả tiền.
Đây là thỏa thuận được đưa ra sau khi Hasbro Inc vi phạm hợp đồng năm 2001 về việc trả cho Lonnie 3% bản quyền của món đồ chơi này. Lonnie, một nhà khoa học làm việc tại NASA, là người nắm 80% bản quyền sáng chế Super Soaker, có tài sản ròng khoảng 360 triệu USD. Một trong những sáng chế chế khác của ông là công nghệ pin sạc. Super Soaker được Lonnie sáng tạo vào năm 1989 và đến nay đã mang về 1 tỉ USD doanh thu.
8. Công nghệ van của Paul Brown – 13 triệu USD
Paul Brown là người sáng chế ra công nghệ van cho phép đóng gói các loại chất lỏng mà không bị chảy ra khi lật ngược chai. Sau 111 lần thử nghiệm thất bại, tiêu tốn hàng nghìn USD, vượt quá hạn mức thẻ tín dụng và vay mượn từ gia đình, bạn bè, cuối cùng vào lần thứ 112, Paul đã hoàn tất phát minh. Ông được cấp bằng sáng chế cho phát minh này vào năm 1991 và đã bán giấy phép cho các công ty như Gerber, NASA, Heinz… trong ngành công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm. Nhờ phát minh của Paul, những người yêu thích món sốt cà chua không còn gặp phiền phức với những chai thủy tinh.
Năm 1995, Paul bán công ty của mình cùng quyền sở hữu công nghệ van với giá 13 triệu USD. Dù có thể nhận được nhiều hơn thế nhưng Paul quyết định giảm mức giá để nhận được một phần nhỏ của các sản phẩm đã được bán suốt đời.
9. Bài hát P.Diddy và Sting – 2.000 USD/ngày
Năm 1997, P.Diddy cover lại bài hát truyền thống của ngành cảnh sát Mỹ “Every Breath You Take” và đặt tên là “I’ll Be Missing You”, để tưởng niệm cái chết của người bạn thân Notorious B.I.G. Nhưng không may cho Diddy, về luật pháp, ông không được phép làm vậy và phải từ bỏ 25% tiền bản quyền xuất bản của ca khúc “I’ll Be Missing You”.
Nhờ việc Diddy bất cẩn không xin phép trước khi cover, Sting, tác giả của ca khúc gốc, đã kiếm được 100% tiền bản quyền sản xuất phiên bản ca khúc của Diddy. Đến nay, Sting đã kiếm được khoảng 20-40 triệu USD cho ca khúc “Every Breath You Take” và ít nhất 2.000 USD tiền giải thưởng Grammy cho ca khúc bán chạy nhất mọi thời đại “I’ll Be Missing You” của P.Diddy.
Theo Zing.
Bình luận