Những thói quen xấu này không chỉ gây tổn hại tới sức khoẻ của con người mà đôi khi còn gây ra rất nhiều những rắc rối không đáng có. Dưới đây là những thói quen xấu mà người dùng nên tránh và cần thiết phải từ bỏ sớm.

1. Sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau

Sẽ là không nói quá khi khẳng định rằng đây gần như là lỗi phổ biến nhất của người dùng bởi thói quen lâu ngày không sửa khi cho rằng, một password sẽ dễ bề quản lí hơn và không phải nhớ nhiều sẽ chính là con dao hai lưỡi hại người dùng bất cứ lúc nào.

Thật không may nếu như hacker phát hiện ra được cách thức đặt mật khẩu đó của bạn. Lúc này mọi thứ sẽ trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết và tất cả thông tin trực tuyến của bạn sẽ bị lấy cắp không thương tiếc và khiến bạn không kịp trở tay để thay đổi mật khẩu. Giải pháp cho bạn có thể là dùng tới những ứng dụng quản lí mật khẩu như Last Pass hay Dashlane.

2. Không bao giờ thay đổi mật khẩu

Cũng là một thói quen nguy hiểm nhưng mức độ có thể nhẹ hơn tuỳ từng trường hợp. Việc đổi mật khẩu cũng quan trọng như việc mỗi năm bạn cần phải đi khám sức khoẻ định kì một lần để đảm bảo an toàn, bởi sẽ không biết lúc nào, mật khẩu của bạn bị đe doạ bởi hacker.

Microsoft gợi ý giải pháp cho vấn đề này rằng, người dùng nên đổi mật khẩu thường xuyên từ 30 - 90 ngày/lần.

3. Không dùng xác thực hai bước để bảo vệ tài khoản

Tính năng xác thực hai bước có lợi ích rất đỗi quan trọng khi bảo vệ tài khoản trực tuyến của người dùng. Trong thời đại mà hacker lộng hành và có mặt ở khắp mọi nơi thì gợi ý quan trọng đối với người sử dụng các dịch vụ trực tuyến như Gmail hay Dropbox là cần kích hoạt xác thực hai bước.

Tính năng này sẽ cho phép bạn xác thực danh tính bản thân người dùng sau khi đăng nhập lần một thông qua cách gửi một tin nhắn tới số máy để lấy mã và đăng nhập lần hai. Đặc biệt, cơ chế xác thực hai bước này sẽ giúp ngăn chặn hacker đăng nhập vào tài khoản của người dùng ngay cả khi chúng có trong tay mật khẩu.

4. Quên xoá ảnh và nhạc trong điện thoại

Nếu muốn sử dụng các thiết bị cầm tay một cách nhẹ nhàng và mượt mà hơn thì chắc chắc, người dùng dùng nên tập cho mình thói quen xoá các tập tin ảnh và nhạc khi không còn cần thiết nữa. Điều này sẽ giúp giải phóng bộ nhớ cho thiết bị và tạo thêm được dung lượng mới để làm những việc khác.

Một cách nữa là người dùng cũng có thể sao lưu các tập tin nhạc và ảnh lên các dịch vụ lưu trữ trực tuyến như iCloud, Dropbox và Google Drive.

5. Ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính

Lỗi này cũng gần như khá phổ biến khi có rất nhiều người đang ngồi sai tư thế khi làm việc bên máy tính. Nếu như cứ luôn làm việc lâu bên máy tính quá 8 tiếng, người sử dụng có nguy cơ mắc rất nhiều các chứng bênh nguy hiểm như bệnh cơ xương, tiểu đường, béo phì và một số rối loạn khác.

Tư thế ngồi hợp lí cho người sử dụng máy tính là thẳng lưng, tốt nhất là nên hơi dựa một chút vào tấm chắn sau ghế, mắt cách màn hình máy tính khoảng từ 20 - 40 cm và bàn cũng nên kê hợp lí vừa tầm mắt để tránh phải cúi xuống quá nhiều dẫn tới các bệnh liên quan tới đốt sống cổ.

6. Quên thoát tài khoản ra khỏi các thiết bị bạn không thường sử dụng

Rõ ràng là người dùng sẽ có những lúc đăng nhập tài khoản trên các máy tính ở nhiều nơi khác nhau và điều này vô tình có thể là sơ hở để kẻ xấu lợi dụng. Do vậy, lời khuyên dành cho người dùng trong trường hợp này là luôn luôn nhắc nhở bản thân phải nhớ đăng xuất tài khoản, xoá lịch sử duyệt web khi xong việc để tránh những điều không may xảy ra.

7. Không bao giờ Restart lại máy tính

Đã có nhiều lời khuyên từ các chuyên gia máy tính rằng, liên tục duy trì trạng thái "Sleep" hay "Standby" trên máy tính có thể không gây ra bất cứ hỏng hóc nào nhưng lâu dần sẽ làm máy chậm xuống rõ rệt do các file rác, hay tập tin được lưu thường xuyên có thể tích luỹ lâu ngày khiên máy "trì trệ". Giải pháp tối ưu nhất cho bạn đó chính là tạo thói quen Restart máy tính sau một thời gian nhất định để có một khởi đầu làm việc mới trơn tru.

8. Thường xuyên kiểm tra điện thoại trước khi đi ngủ

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ánh sáng nhân tạo có thể làm ảnh hưởng, rối loạn và làm mất giấc ngủ của con người do tạo ra cảm giác đánh lừa não bộ rằng cơ thể đang ở trong môi trường ban ngày , theo hiệp hội Hoá học Mỹ.

Điều này dường như đang xảy ra với hầu hết những người sử dụng các thiết bị di động hiện nay, chính vì vậy, nếu mỗi người có thể tự tập được cho mình thói quen không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ thì vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết một cách dễ dàng.

9. Trì hoãn khi cài đặt các bản cập nhật quan trọng

Nhiều người có suy nghĩ cho rằng, không cần phải nên phiên bản phần mềm quá cao bởi những thứ đã có là đủ rồi. Thế nhưng điều này lại là sai lầm bởi vì tuy sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng bù lại, người dùng sẽ nhận được những cập nhật và sửa lỗi quan trọng cho thiết bị.

10. Không bao giờ "sao lưu" dữ liệu

Sao lưu dữ liệu luôn là một thao tác cơ bản nhưng đầy quan trọng mà các hãng công nghệ khuyến cáo người dùng trước khi tiến hành nâng cấp một phần mềm nào đó hay chuyển đổi thiết bị. Chính vì vậy, mỗi người sử dụng cần phải luôn tạo thói quen sao lưu mọi dữ liệu trọng yếu của mình trước khi tiến hành bất kì hoạt động gì với máy.

Nguồn Businessinsider.



Bình luận

  • TTCN (0)