Chiếc máy ảnh ứng dụng công nghệ đang được phát triển mà họ gọi là "Nhiếp ảnh siêu nén cực nhanh" (Compressed Ultrafast Photography - CUP). Các camera chuyên dụng nhất dùng trong phòng thí nghiệm hiện chỉ có thể chụp ảnh với tốc độ tối đa khoảng 10 triệu khung hình/giây (fps), do bị hạn chế bởi dung lượng lưu trữ trên chip và tốc độ đọc điện tử.

"Với tốc độ chụp 100 tỉ khung hình mỗi giây. Lần đầu tiên, con người có thể nhìn thấy các xung ánh sáng đang bay nhảy", Giáo sư kĩ thuật Y sinh, Lihong Wang, tại Đại học Washington ở St. Louis cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một kĩ thuật gọi là chụp ảnh nén cực nhanh (CUP) để chụp ảnh bằng tia laze đơn, hình ảnh là các quá trình sinh hóa diễn ra trong phòng thí nghiệm.

Kết hợp công nghệ máy ảnh CUP này với kính thiên văn không gian Hubble Telescope, người ta sẽ có thể nắm bắt được các điều kiện tự nhiên và hiện tượng vật lí đặc biệt có những khám phá mới về vũ trụ. Sau khi thu được các dữ liệu thô, những hình ảnh thực sự sẽ được phân tích trên máy tính cá nhân.

"Những máy ảnh cực nhanh có tiềm năng để bổ sung sự hiểu biết về tương tác sinh học rất nhanh và các quá trình hóa học và cho phép chúng ta xây dựng mô hình sinh hóa tốt hơn", nhà khoa học Richard Conroy từ Học viện Y sinh Mỹ cho biết.

Chiếc máy ảnh này có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như y học, thiên văn học và pháp y. "Kết hợp hình ảnh CUP với kính viễn vọng Hubble, chúng ta sẽ có độ phân giải không gian sắc nét nhất", Wang nói.

"Đây đặc biệt là bước đột phá lớn nhất. Hi vọng công nghệ chụp ảnh mới sẽ giúp những khám phá mới trong khoa học mà chúng tôi thậm chí chưa thể đoán trước", Wang nói. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Theo VTC.




Bình luận

  • TTCN (0)