Tại Lạc Dương (Lâm Đồng) chỉ sau 8 tháng thử nghiệm từ tháng 2.2014, “Làng Thần Kỳ” rau xà lách Mỹ sản xuất theo công nghệ Nhật Bản đã xuất hiện

KH&CN có cần không? Không phải là cần nữa, mà là quá cần, là nhu cầu không ít bức xúc trong bối cảnh nền kinh tế khai thác- xuất thô, gia công- mồ hôi rẻ hầu như khó có thể kể tên một sản phẩm dán nhãn “made in chất xám”.

Hoặc như trong lĩnh vực nông nghiệp, trước một câu hỏi đơn giản “người Nhật đã đầu tư thử nghiệm trồng rau sạch thành công ở Lâm Đồng. Vậy tại sao đất của ta, nhân công của ta mà cuối cùng họ lại là người thu được thành quả?”, Ông Nguyễn Quân, bộ trưởng đương nhiệm của Bộ KH&CN đã trả lời vô cùng giản dị: Vấn đề là chúng ta chưa có công nghệ.

Muốn KH&CN phát triển, đương nhiên phải nói đến vấn đề đầu tiên. Không phải ai cũng ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng cả.

TS Lê Hưng Quốc, người rời vị trí Cục trưởng Cục Trồng trọt là về Hiệp hội thương mại giống cây trồng- có lần nói thật là “lương công chức chỉ đủ tiêu nửa tháng…và người ta phải tìm kiếm các khoản khác ngoài lương”.

Nhưng có vẻ, chính ông Quốc cũng phản đối logic “vì lương thấp nên nhà khoa học chỉ tạo ra giống kém chất lượng”.

Vấn đề của các nhà khoa học, ngoài lương bổng, ngoài nhà cửa còn là một môi trường nghiên cứu được tạo điều kiện bằng tiền.

Bộ trưởng Nguyễn Quân, trước những con số lạnh lùng nhưng khách quan “10.895 cán bộ nghiên cứu trong nông nghiệp - 1.000 tỉ đồng nghiên cứu mỗi năm, và thành tựu chưa có gì đáng kể”, cũng khách quan không kém: 1.000 tỉ không phải chỉ dành cho nghiên cứu mà còn gồm cả cho chi thường xuyên và chi cho nghiên cứu phát triển.

“Nếu tính trên 10.000 cán bộ nghiên cứu hay trên 100 Viện, Trung tâm nghiên cứu của Bộ NN&PTNT thì số tiền chia ra rất nhỏ. Đứng ở góc độ của người nông dân thì là số tiền lớn, nhưng nhìn ở góc độ quốc gia thì con số đó vẫn khiêm tốn, so với các nước cạnh chúng ta chỉ bằng 1/10 của họ”, ông giải thích.

Hay cụ thể hơn, như ông Quốc: Ở nước ngoài, để tạo ra một giống, các công ty phải chi hàng tỉ đồng. Muốn mua bản quyền giống thuần của nước ngoài cũng phải mất 1 tỉ đồng, còn giống lai phải 2-3 tỉ đồng. Trong khi đó, ở Việt Nam được mấy chục triệu đồng, chủ yếu tính chi phí khác chứ không tính lao động của nhà khoa học.

Vấn đề đã hết sức rõ ràng. Chương trình của TP HCM chỉ thành công, nền KH&CN Việt chỉ tiến lên khi ngoài 150 triệu tiền lương mỗi tháng nuôi thân, các nhà khoa học của chúng ta không phải “nói dối” để có thể thanh toán, phải qua ải “100 chữ ký” để có thể nhận một đề tài, phải cầm hơn vài chục triệu từ 2% tổng chi ngân sách để làm những để tài với chi phí hàng tỉ.

(*) Tiêu đề đã được TTCN đặt lại

Theo Lao Động.




Bình luận

  • TTCN (0)