Một đối tượng ngoài không gian được coi là nguy hiểm nếu nó vượt qua quỹ đạo của Trái đất ở khoảng cách dưới 0,05 AU (khoảng 19,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng) và có đường kính trên 150 mét.

Tiểu hành tinh được đặt tên là 2004 BL86 ước tính có đường kính vào khoảng từ 440 - 1000 mét. Theo các nhà khoa học, tiểu hành tinh trên sẽ đi ngang qua Trái Đất với khoảng cách 1,2 triệu km, gấp 3 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trăng, và không đe dọa va chạm với hành tinh của chúng ta.

2004 BL86 đã được phát hiện vào ngày 30/1/2004 bởi Lincoln Near-Earth Asteroid Research (LINEAR), trạm thiên văn phát hiện phần lớn các tiểu hành tinh từ năm 1998 đến năm 2005. Tính đến giữa tháng 9 năm 2011, LINEAR đã phát hiện 231.082 đối tượng mới, trong đó có ít nhất 2423 là tiểu hành tinh gần Trái Đất và 279 sao chổi.

Một đối tượng ngoài không gian được coi là nguy hiểm nếu nó vượt qua quỹ đạo của Trái đất ở khoảng cách dưới 0,05 AU (khoảng 19,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng) và có đường kính trên 150 mét.

Một đối tượng như trên có kích thước đủ lớn để gây ra sự tàn phá chưa từng có cho Trái Đất nếu xảy ra va chạm, hoặc tạo ra một cơn sóng thần khổng lồ trong trường hợp chúng rơi xuống đại dương.

Khi một thiên thạch phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk vào tháng 2 năm 2013, tác động được ước tính là tương đương với sức công phá của một quả bom 440-500 kiloton TNT và đã gây thiệt hại trên diện rộng về tài sản. Nhưng thiên thạch Chelyabinsk là tương đối nhỏ, có đường kính khoảng 17 mét. Nó phát nổ ở độ cao hơn 20 km.

Theo Giaoduc.




Bình luận

  • TTCN (0)