Giới thiên văn học ở khắp Trái đất đã cũng nhau theo dõi những hình ảnh mới nhất về Lovejoy - ngôi sao chổi xanh hiếm có, 8.000 năm 1 lần. Ở thời điểm hiện tại, Mỹ là quốc gia có góc nhìn rất thuận lợi để thấy Lovejoy.
Tại một địa điểm khác, Grayson, Gru-di-a, một nhà thiên văn học nghiệp dư tên là Steve Sidedentop đã chụp lại được hơn 100 bức ảnh về ngôi sao chổi này khi nó bay ngang qua ngày 10/01. Ông sắp xếp các hình ảnh này thành một video time-lapse và sẽ công bố trong tương lai không xa.
Ngày 9/1, Victor Rogus đã chụp lại hình ảnh Lovejoy tại bang Missouri, Hoa Kì bằng ống kính Zeiss với eposure 36 giây.
Một nhà nghiên cứu vũ trụ khác, Nich Howes cũng kịp lưu lại hình ảnh ấn tượng về Lovejoy khi nó bay ngang qua bầu trời nước Úc. Bức ảnh cho thấy sao chổi Lovejoy được bao bọc bởi một luồng khí màu lục và cái đuôi màu đỏ tía. Nick Howes đã sử dụng kính thiên văn học và hệ thống Tzec Mazun để ghi hình.
Những người yêu thiên văn nghiệp dư khác cũng vẫn có thể chiêm ngưỡng sao chổi Lovejoy trên hành trình của nó qua ống nhòm hoặc kính thiên văn loại nhỏ.
Theo những thông tin mới nhất từ diễn đàn thiên văn học, nhiều thành viên đã được tận mắt nhìn thấy ngôi sao chổi xanh này vào ngày 14 và 15/1 vừa qua tại quận 4 và quận 8, TP. HCM. Tuy màu xanh rất rực rỡ nhưng đuôi sao chổi khá mờ.
Theo VTC.
Bình luận